© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Thứ năm - 21/03/2019 12:16
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc
- Sau hàng ngàn năm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc (khoảng thế kỉ VIII - V TCN), nhờ sự phát minh ra thuật luyện sắt, cải tiến sản xuất nông nghiệp mở rộng ruộng đồng, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở đó, xã hội Trung Quốc cũng đổi thay, dần dần phân hoá thành hai giai cấp mới: giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân. Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
 
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán
- Trải qua nhiều cuộc xung đột lớn giữa các vương quốc ở các vùng khác nhau đến cuối thế kỉ thứ III TCN, nhà Tần đã thống nhất được Trung Quốc, mở đầu một giai đoạn mới, giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Thời Tần - Hán đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố và phát triển kinh tế.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:
Cấp Trung ương, cấp địa phương và bước đầu hình thành thể chế chính trị tương ứng với quan hệ sản xuất phong kiến Trung Quốc.
- Nhà Hán xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế, sưu dịch cho nông dân... phát triển sản xuất nông nghiệp nhờ thế kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược.
 
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
- Nhà nước quân chủ chuyên chế được xác lập và ngày càng hoàn chỉnh, nền kinh tế phong kiến ngày càng phát triển và mở rộng. Đến thế kỉ VII – VIII, dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á.
- Tổ chức bộ máy Nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. Chế độ tuyển dụng quan lại bằng hình thức thi cử biểu hiện của sự tiến bộ và chính sách trọng người tài.
- Sự phát triển kinh tế cao hơn các triều đại khác về mọi mặt.
- Chính sách đối ngoại: luôn tìm cách mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
 
4. Trung Quốc thời Tống - Nguyên
- Nhà Tống có công thống nhất lại Trung Quốc sau hơn nửa thế kỉ loạn lạc và thi hành một số chính sách nhằm ổn định đất nước...
+ Thời Tống có nhiều phát minh quan trọng như la bàn, thuốc súng, nghề in...
- Dưới thời Nguyên, người Mông Cổ thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc: người Mông Cổ có địa vị cao, hưởng mọi đặc quyền. Người Hán địa vị thấp, bị cấm đoán đủ điều...
 
5. Trung Quốc thời Minh - Thanh
- Sự thành lập nhà Minh là kết quả của cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương khởi xướng và lãnh đạo.
+ Sau đó nhà Minh bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Thành. Lí Tự Thành chưa kịp ăn mừng chiến thắng. Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Thanh.
- Dưới các triều đại Tống, Nguyên, Minh, xã hội phong kiến Trung Quốc tiếp tục phát triển về mọi mặt và giữ vững vị trí hùng cường của mình.
Tuy nhiên, đến cuối thời Minh (các thế kỉ XVI - XVII), những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành ở các đô thị và từng bước phát triển. Chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển dần sang giai đoạn suy thoái.
Cũng như tình hình ở các nước khác, xã hội phong kiến Trung Quốc trải qua nhiều biến động lớn. Vào cuối các triều đại lớn như Đường, Tống, Nguyên, Minh, mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ, quan lại trở nên sâu sắc, đã làm bùng lên những cuộc khởi nghĩa lớn, hoặc dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại đang thống trị hoặc các cuộc xâm lược và thống trị của các bộ tộc láng giềng cùng sự ra đời của các triều đại mới.
 
6. Văn hóa, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến
- Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
Với tư cách là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời lại có một nền văn minh rất xa xưa, trải qua các thế kỉ phong kiến. Trung Quốc đã tạo nên nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật quý giá như giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng v.v... cùng nhiều thành tựu văn học, đặc biệt là thơ Đường, nghệ thuật, triết học, y học, các công trình kiến trúc hoành tráng, đa dạng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây