© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học 7 sách Cánh diều năm 2024 (Đề 2)

Thứ sáu - 26/04/2024 03:50
Đề thi học kì 2 môn Khoa học 7 sách Cánh diều năm 2024, có đáp án kèm theo.
Câu 1. Có hiện tượng gì xảy ra khi đặt hai cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau?
A. Hai cực khác tên thì hút nhau.        
B. Hai cực khác tên thì đẩy nhau.
C. Hai cực khác tên thì vừa hút vừa đẩy.    
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 2. Vị trí nào trên thanh nam châm thì  mạt sắt bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực bắc và cực nam trên thanh nam châm.

Câu 3. La bàn đặt ở đâu có khả năng định hướng tốt nhất?
A. Vùng cực
B. Vĩ độ Bắc
C. Xích đạo
D. Vĩ độ Nam

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là:
A.Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hóa vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.        
B. Chuyển hóa vạt chất bao gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra bên trong tế bào.
C. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.    
D. Cả A và B.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?
A. Giúp cơ thể biến đổi các chất.    
B. Duy trì  sự sống của sinh vật.
C. Duy trì sự trao đổi năng lượng.    
D. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống,tồn tại và phát triển.

Câu 6. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.        
B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.
C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.    
D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
    
Câu 7.Ở thực vật các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu:
A. trong mạch rây,theo chiều từ rễ lên lá cây.        
B. trong mạch gỗ,theo chiều từ lá xuống rễ.
C. trong mạch rây,theo chiều từ lá xuống rễ.
D. Trong cả mạch gỗ và mạch rây.
    
Câu 8. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. chất hữu cơ và chất khoáng.        
B. nước và chất khoáng.
C.nước, chất hữu cơ và chất khoáng.    
D. chất hữu cơ và nước.
        
Câu 9. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây:
A. mùa hè, nhiệt độ cao, độẩm trung bình
B. mùa thu, nhiệt độ cao, độẩm trung bình
C. mùa đông, nhiệt độ thấp, độẩm thấp
D. mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao
    
Câu 10. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là:
A. nước và khí carbon dioxide.        
B. nước và khí oxygen
C. chất hữu cơ và khí oxygen.    
D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.
    
Câu 11. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là
A. các nhận biết.        
B. các kích thích.
C. các cảm ứng.    
D. các phản ứng.

Câu 12. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây:
1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá.
2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây.
3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủẩm.
4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây.
Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 1, 2, 4.
C. 4, 2, 3, 1.
D. 3, 2, 1, 4.

Câu 13. Sinh trưởng ở sinh vật là 
A.sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về sốlượng và kích thước tế bào.
B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
C.sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.        
D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể.

Câu 14. Ởthực vật có hai loại mô phân sinh là
A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.        
B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.    
D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Câu 15. Có mấy hình thức sinh sản?
A. 1.        
B. 2.
C. 3.    
D. 4.

Câu 16. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:
A.tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.            
B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tửphát triển tạo thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Phần II: Tự luận: (6 điểm)
Câu 17 (1,0 đ) Hãy hoàn thành sơ đồ quang hợp của cây xanh?

                                                             Ánh sáng
………(1)………….+……..(2)…….       ---------->     ………(3)………….+……..(4)…….
                                                             Diệp lục
Câu 18.(1,0 đ)(VDC).Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?

Câu 19.(1,0đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.
Câu 20.(1,0đ)(TH): Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 21.(2,0đ)(VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn? 
 
ĐÁP ÁN
Môn: Khoa học tự nhiên 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1A    2D    3C    4A    5C    6D    7C    8B
9B    10A    11B    12B    13A    14A    15B    16C

Phần II: Tự luận: (6 điểm)
Câu 17. (1,0 đ)
1. Nước
2. Cacbonic
3. Tinh bột
4. Khí oxi 

Câu 18. (1,0 đ)    
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh vì: Trong quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn → Tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp.    

Câu 19. (1,0đ)    
Vai trò của tập tính đối với động vật:
- Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn
- Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật    

Câu 20. (1,0 đ)    
+ Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
 + Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
 + Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.
- Ví dụ:
+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.
 + Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.
+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.    

Câu 21. (2,0 đ)    
Một số ứng dụng sinh sản hữu tính trong thưc tiễn : 
Thực vật: Lai tạo và chọn lọc những giống lúa ( DT17, DT24, DT25,…),  ngô cho năng suất cao
Động vật: Lai tạo và chọn lọc tạo những giống bò cho sữa với chất lượng tốt, lợn cho tỉ lệ nạc cao (lai lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam tạo ra giổng Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế .

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây