© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học 7 sách Chân trời năm 2024

Thứ sáu - 26/04/2024 05:09
Đề thi học kì 2 môn Khoa học 7 sách Chân trời năm 2024, có đáp án kèm theo.
I. Trắc nghiệm (4,0đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A.  Đường sức từ là đường nối từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.
B. Đường sức từ là đường cong có chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.
C. Đường sức từ là những đường có thật thể hiện sự tồn tại của từ trường.
D. Đường sức từ ở bên ngoài nam châm là những đường cong có chiều từ cực Bắc đến cực Nam.

Câu 2. Sản phẩm của quang hợp là
A. nước, carbon dioxide.    
B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose.    
D. glucose, nước.
 
Câu 3. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là:
A.  Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 4. Nguyên liệu cấn có cho quá trình hô hấp ở cây xanh ?
A. Nước.    
B. Khí oxygen.    
C. Năng lượng.    
D. Vitamin.

Câu 5: Đâu không phải là vai trò của sự thoát hơi nước ở lá?
A. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá và giải phóng O2 ra ngoài không khí.
B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch rây.

Câu 6: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình
A. Lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra mòi trường.
C. Lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đóng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
D. Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơthể, đồng thời thải khí O2và CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 7. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào?
A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài.
B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.
D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường.

Câu 8. Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ
A. rễ lên các bộ phận khác của cây.    
B.thân lên các bộ phận khác của cây.
B. lá xuống các bộ phận khác của cây.    
C. từ lá xuống thân.

Câu 9. Cảm ứng ở sinh vật có vai trò gì ?
A. Giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển của sinh vật.
B. Giúp sinh vật lớn nhanh hơn
C. Giúp sinh vật không bị ảnh hương của thời tiết khí hậu
D. Giúp sinh vật sinh sản nhiều hơn.

Câu 10 : Tập tính là gì?
A. Tập tính là phản ứng của sinh vật không giúp trả lời kích thích của môi trường.
B. Tập tính là các hoạt động của cơ thể chống lại các kích thích từ môi trường.
C. Là hành vi của động vật có tác động qua lại với môi trường và với các loài sinh vật khác.
D. Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường,đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 11. Sinh trưởng và phát triển là
A.sự tăng về kích thước của cơ thể.    
B.sự tăng về khối lượng của cơ thể.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể.    
D. Sự tăng lên về số lượng tế bào trong cơ thể.

Câu 12. Loại mô giúp cho thân dài ra là
A. mô phân sinh ngọn.    
B. mô phân sinh rễ.
C. mô phân sinh lá.    
D. mô phân sinh thân.

Câu 13. Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là
A.yếu tố di truyền.    
B. Hoocmôn.
C. thức ăn.    
D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 14. Sinh sản là
A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.
B. quá trình không thể thiếu của cơ thể sống.
C. đặc trưng của vật không sống.
D. đặc trưng cơ bản của động vật.

Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố. 
B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 16. Nhóm thực vật dưới đây sinh sản bằng thân rễ?
A. .Khoai lang, dưa hấu.   
B. Khoai lang, khoai tây.
C. Gừng, cỏ tranh.    
D. Lá bỏng, hoa đá.

II. Tự luận (6,0đ)
Câu 17: ( 0,5 điểm)

Bộ phận quan trọng nhất của la bàn là bộ phận nào? Vì sao?
Câu 18: ( 1,5 đ) Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật diễn ra như thế nào?
Câu 19: ( 1,5 đ)
a. ( 0,5 đ): Em hãy nêu khái niệm cảm ứng ở sinh vật? Lấy ví dụ?
b. (1,0đ):Theo em diệt muỗi giai đoạn nào hiệu quả nhất? Đề xuất các biện pháp diệt muỗi?
Câu 20: ( 1,5 đ)
a.( 1,0 đ): Thế nào là sinh sản vô tính?
b.(0,5 đ): Giải thích vì sao các loại cây như cây sắn, cây rau ngót được trồng bằng cách giâm cành và cành đem giâm phải có đủ mắt và chồi?

Câu 21.(1,0 đ): Tại sao cần phải trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ khi trồng cây?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm. (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ.ÁN D C B A D C D A
CÂU 9 10 11 12 13 14 15 16
Đ.ÁN A D C A A A C C

II. Tự luận. (6,0 điểm)
Câu 17 (0,5đ)    
- Bộ phận quan trọng nhất của la bàn là kim la bàn.
- Vì kim la bàn được làm bằng kim nam châm đặt lên trên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh (hoặc trắng) để chỉ hướng nam dùng để xác định hướng địa lí.    

Câu 18 (1,5 đ)    
- Ăn là hoạt động cần thiết để các động vật đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể.
- Sự trao đổi các chất dinh dưỡng ở động vật diễn ra qua các giai đoạn: tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
- Để cơ thể hấp thụ được thì chất dinh dưỡng cần được biến đổi thành chất đơn giản.
- Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa của người gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu tiêu hóa trong ống tiêu hóa.
+ Giai đoạn 2: Thức ăn được biến đổi để trở thành các chất đơn giản dọc theo ống tiêu hóa (hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và được hấp thụ chủ yếu ở ruột non.
+ Giai đoạn 3: Các chất cặn bã còn lại được thải ra dưới dạng phân qua đường hậu môn.    

Câu 19 (1,5 đ)    
a. Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường.
- Ví dụ: Con người nổi da gà khi trời lạnh.
b. Diệt muỗi giai đoạn trứng là hiệu quả nhất vì diệt được số lượng nhiều.
- Các biện pháp:
+ Giữ môi trường sạch sẽ, khô thoáng.
+Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó hay tiêu diệt ấu trùng.
+ Sử dụng thiết bị bắt muỗi và phun thuốc diệt muỗi.  

Câu 20 (1,5 đ)    
a. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản khống có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, Cơ thể con được tạo thành từ 1 phần của cơ thể mẹ.
b. Vì cành những cây này nhanh ra rễ nên khi giâm xuống đất sẽ không bị chết
- cành đem giâm phải có đủ mắt và chồi vì:    
+ từ các mắt sẽ nhanh ra rễ
+ Từ các chồi sẽ mọc ra các mầm non để tạo thành cây mới    

Câu 21 (1,0 đ)    
-  Đúng mật độ để cây không che lấp nhau giúp cây nhận đủ ánh sáng, nước, khí CO2 đo đó cây tiến hành quang hợp hiệu quả.
-  Đúng thời vụ  các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp nhất với cây nên cây quang hợp tốt, sinh trưởng nhanh cho năng suất cao.    

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây