© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Cõi lá

Thứ năm - 19/09/2024 01:15
Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Cõi lá
Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Cõi lá - Trang 17, ...
 * Trước khi đọc
Câu hỏi trang 17. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.
Trả lời:
- Thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Nắng bớt đi cái oi ả, chói chang và gay gắt.
- Gió heo may nhè nhẹ thổi.
- Lá vàng rơi khắp những con đường.
- Bầu trời cao xanh vời vợi.
- Mùa của cốm xanh, sấu chín, cúc vàng, ổi thơm và hương hoa sữa nồng nàn,…

* Đọc văn bản
Trả lời câu hỏi trong khi đọc
1. Theo dõi: Bạn hiểu thế nào về từ “òa thức”?
- Òa thức có nghĩa là đột ngột và bất ngờ.

2. Suy luận: Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?
Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng mùa lá rụng của Hà Nội khi thiên nhiên thay đổi tiết trời giao mùa từ đông sang xuân.

* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản nói về vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên Hà Nội khi thời tiết giao mùa.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1: Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.
Trả lời:
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.
+ Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.
- Bố cục trên cho biết đặc điểm của thể loại: kết hợp yếu tố tự sự trữ tình và miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tình cảm, ý nghĩa của tác giả.

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?
Trả lời:
- Cõi lá: Nơi lá sinh trưởng, phát triển và thay đổi.
- Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ khăng khít về mối liên hệ giữa cây, lá với con người. Thông qua sự thay đổi của vạn vật, cây lá, con người cũng phát hiện những thay đổi của đất trời từ đó lòng người cũng có những cảm nhận riêng.

Câu 3: Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Trả lời:
- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, miêu tả thiên nhiên, miêu tả con người: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.
- Sự kết hợp ấy khiến cho đoạn văn trở nên sinh động, hài hòa, gần gũi và dễ dàng đi vào lòng người đọc.

Câu 4: Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.
Trả lời:
- Chủ đề của văn bản: Nói về vẻ đẹp thiên nhiên.
- Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Truyền tải tình yêu thiên nhiên và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống.

Câu 5: Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.
Trả lời:
Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản là:
- “Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.
- “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.

Câu 6: Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.
Trả lời:
- Một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản tản văn thuộc thể loại này là:
+ Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của tác giả thể hiện qua văn bản.
+ Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.
+ Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây