* Tri thức về kiểu bài:
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
*
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng đinh/ bác bỏ) của người viết, hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vẫn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ,
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiếc, có sức thuyết phục.
- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.
Mở bài: nếu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.
Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước cách biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cũng thái độ, lập trường của người viết.
* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:
Quan niệm về thần tượng
Câu 1 trang 56: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài
nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?
Trả lời:
Ngữ liệu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục đối với một bài về nghị luận xã hội. Ngữ liệu có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài cũng như nêu được vấn đề cần nghị luận cùng lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng
Câu 2 trang 56: Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?
Trả lời:
Điều này sẽ giúp vấn đề được triển khai một cách thuận lợi hơn dựa trên khái niệm đã được giải thích rõ ràng. Các lí lẽ cũng dễ liên kết và giúp làm sáng tỏ được vấn đề đang nói đến
Câu 3 trang 56: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.
Trả lời:
Người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng khá hợp lý. Đầu tiên, người viết đã chọn ra ba luận điểm chính và chia làm ba đoạn: xác định đúng về cách hiểu thần tượng, giải thích lí do dẫn đến sự ngộ nhận về thần tượng, mục đích của việc tìm kiếm thần tượng là gì. Sau mỗi luận điểm, người viết sẽ đưa ra lí lẽ kèm với dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đó
Câu 4 trang 56: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.
Trả lời:
- ''Xung quanh này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng..''
- ''Câu trả lời, theo tôi, là phải cả hai''
Đây là một cách sử dụng khéo léo để thể hiện rõ ràng là đây là quan điểm cá nhân. chứ không phải bao trùm tất cả. Điều này sẽ làm cho luận điểm mang tính thuyết phục hơn và dễ trao đổi ý kiến hơn
Câu 5 trang 56: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?
Trả lời:
Tôi thấy được khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần phải:
- Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận
- Trình bày phải đủ ba phần mở, thân, kết
- Có luận điểm kèm với lí lẽ, dãn chúng rõ rầng
- Luôn phải chú ý thể hiện được đây là quan điểm của bản thân
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài trang 56:
Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
Bạn có thể chọn một đề tài cụ thể trong hoặc ngoài các vấn đề được gợi ý trong đề bài. Chẳng hạn: bàn luận về động cơ, đức tính trung thực, tinh thần vượt khó,.. trong học tập lớp trẻ; vấn đề thị hiếu của thanh niên ngày nay; ứng xử trên không gian mạng; sự tương trợ đối với người gặp khó khăn, hoạn nạn… Tuy vậy, nên chọn đề tài theo các tiêu chí:
- Vấn đề mà bạn quan tâm, có hứng thú trong việc trình bày ý kiến.
- Vấn đề quen thuộc, gần gũi với bạn và những người cùng độ tuổi.
- Vấn đề thuận lợi cho bạn trong việc tìm hiểu thực tế, chia sẻ trải nghiệm hay bày tỏ quan điểm, thái độ trong bài viết.
- Vấn đề đang có những ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau.
Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:
Bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài viết này có thể là ai?
Đó là cơ sở giúp bạn lựa chọn nội dung, cách viết phù hợp với mục đích viết và đối tượng người đọc.
Thu thập tư liệu:
Để viết được văn bản đáp ứng yêu cầu của đề bài, bạn hãy tự hỏi:
- Vấn đề liên quan đến các khái niệm nào?
- Xung quanh vấn đề nghị luận có những ý kiến, quan niệm khác biệt nào?
- Việc giải quyết vấn đề có ích lợi gì và nên giải thích thế nào?
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:
Bạn nên tìm ý bằng cách nêu và trả lời một số câu hỏi dưới dây:
- Vấn đề cần được khẳng định hay bác bỏ hoặc kết hợp định với bác bỏ. Từ các câu trả lời đầu tiên này, lại đặt các câu hỏi cụ thể hơn để phát triển ý. Chẳng hạn, tìm ý cho vấn đề ứng xử trên không gian mạng, trước hết bạn cần phân ra các kiểu ứng xử của cư dân mạng thành hai loại hành vi: hành vi đúng đắn, hợp pháp và hành vi sai trái, quá khích, bất hợp pháp; với loại hành vi đúng đăn thì khẳng định, với hành vi sai trái thì cần bác bỏ. Những từ đây bạn lại đặt và trả lời tiếp các câu hỏi: Thế nào là hành vi đúng đắn, hợp pháp và ngược lại? Khi mọi người hành xử đúng đắn thì có ích lợi gì cho cộng đồng? có cách nào đề tránh được những sai lầm, vi phạm luật pháp trên không gian mạng?
- Cần có ít nhất mấy luận điểm? Sắp xếp luận điểm theo trình tự nào?
- Lí lẽ, bằng chứng nào cần cho mỗi luận điểm?
Lập dàn ý:
Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài theo gợi ý trong mục Yêu cầu đối với kiểu bài (trang 54). Trong đó, cần tập trung phát triển dàn ý phần thân bài.
Ví dụ: Cũng với đề bài trên, nếu chọn vấn đề Quan niệm về thần tượng như ở ngữ liệu tham khảo trên đây, dàn ý ở phần thân bài có thể là:
1. Luận điểm thứ nhất: Thần tượng là gì, một hình mẫu như thế nào thì được xem là thần tượng? hoặc: Xác định cách hiểu đúng về thần tượng.
2. Luận điểm thứ hai: Vì sao có tình trạng ngộ nhận về thần tượng? hoặc Giải thích lí do dẫn đến sự ngộ nhận về thần tượng.
3. Luận điểm thứ ba: Chúng ta cần đến thần tượng để làm gì? Hoặc: Mục đich của việc tìm kiếm thần tượng: không phải chỉ để ngắm, tôn thờ mà còn để tự vươn lên.
Bước 3: Viết bài:
- Triển khai dàn ý thành đoạn, thành bài.
- Mỗi luận điểm nên trình bày thành một đoạn với lí lẽ và bằng chứng.
- Trong mỗi đoạn văn, cần có câu chủ đề nêu rõ nội dung luận điểm.
- Về trình tự, có thể đưa lí lẽ trước, bằng chứng sau hoặc nêu lí lẽ đến đâu, đưa bằng chứng đến đấy.
- Dùng các từ ngữ liên kết câu, luên kết đoạn để tạo sự mạch lạc cho bài viết, giúp người đọc dễ theo dõi các ý của bài viết.
Bài mẫu tham khảo:
Trong thời đại ngày nay từ ngữ “thần tượng” đang là một hiện tượng xảy ra nhiều ở giới trẻ và trở thành một trào lưu gây sốt. Những ca sĩ, nghệ sĩ bắt đầu nổi danh với phong cách biểu diễn độc đáo, lôi cuốn đã trở thành thần tượng, sự ngưỡng mộ trong mắt của giới trẻ. Thần tượng mặc dù là điều không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên để nhận biết được thế nào là đúng thế nào là không nên thì chưa chắc bạn trẻ nào cũng nhận ra.
Thần tượng là một hiện tượng đang xảy ra với diễn biến mạnh ở giới trẻ khi trào lưu ca sỹ nào nổi lên mạnh mẽ thì sẽ kéo theo sự đam mê, ngưỡng mộ đến tôn thờ. Thần tượng chính là một hình mẫu lý tưởng đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khiến người hâm mộ chạy theo, một số người còn đua đòi học hỏi, làm theo để có thể được như thần tượng. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay còn lấy đó làm khuôn mẫu để mình phấn đấu trở thành như họ, nhưng họ lại không biết được “thần tượng” đó có thực sự ý nghĩa đối với bản thân họ hay không. Và việc ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. Tuy nhiên có rất nhiều người cuồng thần tượng đến mức mê muội, mù quáng, mất hết lí trí, cứ lao vào như một lẽ tự nhiên.
Việc mỗi người chúng ta có một thần tượng để học hỏi, noi theo thực sự là việc tốt nhưng thần tượng là người như thế nào, có đáng học hỏi hay không là điều mà không phải bạn trẻ nào cũng nhận ra. Việc ngưỡng mộ thần tượng lại càng cần thiết vì chúng ta có thể dựa vào đó để phát triển và càng ngày càng hoàn thiện bản thân minh hơn. Hiện tượng “thần tượng” diễn ra nhiều nhất ở giới trẻ. Những hình mẫu lý tưởng diễn ra đã vượt mức quốc gia, sang những khu vực khác, đặc biệt những ngôi sao Kpop, diễn viên Hàn Quốc, Trung Quốc và một số ngôi sao ca sĩ mới nổi lên mạnh mẽ ở Việt Nam.
Giới trẻ Việt Nam chạy theo trào lưu, theo phong trào theo đuổi một hình mẫu nổi lên trong một thời kỳ nhất định. Đến một giai đoạn nào đó hình mẫu đó không còn thu hút và lôi cuốn nữa họ sẽ đi tìm một hình tượng khác mà mình thích để theo đuổi. Thực ra thần tượng chỉ diễn ra trong một thời kỳ nhất định, khi “thần tượng” của họ đang có sức nóng, sức ám ảnh lớn đối với người hâm mộ. Và người hâm mộ sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các thông tin về thần tượng đó, từ tên tuổi, quê quán, đến những chi tiết đời sống riêng không cần tiết lộ. Họ tìm mọi cách để đào bới thông tin, bất kỳ thông tin nào về thần tượng của họ. Họ dành nhiều thời gian cho công cuộc tìm kiếm và công cuộc hâm mộ đó. Và tất nhiên, thời gian để họ “hâm mộ” những thứ khác là không có. Rất nhiều bạn trẻ còn coi đó là lẽ sống, quên ăn, quên ngủ, quên học, thậm chí “bơ” rất nhiều chuyện, nhưng chính bản thân họ lại không nghĩ ra.
Thế giới ngày càng phát triển, trong số đó có không ít người đã tạo dựng nên cho mình một xu hướng riêng biệt tạo nên thành công cho chính mình. Những con người ấy là hình mẫu lý tưởng cho những người khác tin tưởng và noi theo. Họ chính là thần tượng trong mắt những người yêu mến họ. Thế nhưng bên cạnh những điểm tốt, thần tượng còn có những mặt hạn chế tiêu cực. Mỗi người chúng ta phải biết lựa chọn làm sao để trở thành một người hâm mộ chính đáng.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá theo bảng điểm: