Câu 1 trang 28:
a. Tiên triều: triều đại trước
Hàn sĩ: người học trò nghèo
b. Khoan dung: rộng lòng tha thứ cho người có lỗi lầm
hiếu sinh: tôn trọng sự sống, không sát sinh, tránh những hành động gây hại đến sự sống của muôn loài
c. nghĩa khí: chí khí của người nghĩa hiệp
d. hoài bão: ấp ủ trong lòng ý muốn làm những điều lớn lao và tốt đẹp
tung hoành: hoạt động một cách mạnh mẽ, ngang dọc theo ý muốn, không điều gì có thể ngăn cản
Câu 2 trang 28:
a. 5 từ Hán Việt: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, thiên hạ
b. Giả sử thay từ “tứ bình” thành “bộ tranh gồm 4 bức treo liền với nhau”
Đời ta cũng mới viết có hai bộ tranh gồm 4 bức treo liền với nhau và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi.
=> Sự thay thế khiến câu văn trở nên dài dòng, làm giảm đi tính trang trọng của tranh tứ bình
c. Ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt
- Tạo ra một không khí cổ kính của một thời vang bóng
- Khiến lời nói của nhân vật thêm phần tôn nghiêm, trang trọng.
Câu 3 trang 28:
- Cương chính: Một người cương chính sẽ không bao giờ làm trái pháp luật.
- Chính trực: Anh ấy là một người chính trực, công tư phân minh
- Cơ hàn: Khi dịch bệnh xảy ra, gia đình ấy đã lâm vào cảnh cơ hàn.
- Tiến sĩ: Cô ấy học rất giỏi, đã lên đến bậc tiến sĩ.
- Hiếu thảo: Mỗi người con cần biết bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Sát sinh: Phật dạy mỗi người cần tu tâm tích đức, không được sát sinh.
Câu 4 trang 29:
a. Lỗi dùng từ: trí thức (người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình). Không thể nói tích luỹ nhiều “người làm việc lao động trí óc”
=> sửa: tri thức (những hiểu biết về vạn vật xung quanh do con người tích luỹ được)
Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều tri thức bổ ích.
b. Lỗi dùng từ: hàn sĩ (người học trò nghèo) không phù hợp nghĩa với “sự cứng cỏi, ngang tàng”, ngoài ra, đây là danh từ chỉ chung một chức danh, cần một số từ đứng trước để phù hợp với chủ ngữ
Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của một bậc dũng sĩ.
c. Lỗi dùng từ: yếu điểm (điểm lớn nhất, giữ vị trí quan trọng). Không thể nói: thói quen học tập “nước đến chân mới nhảy” là điểm quan trọng nhất của nhiều bạn học sinh.
=> sửa: điểm yếu (phần còn nhiều hạn chế, khó khắc phục)
Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một điểm yếu của nhiều bạn học sinh.