© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều, bài 5: Huyện đường

Thứ ba - 13/08/2024 04:58
Soạn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều, bài 5: Huyện đường
Soạn Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều, bài 5: Huyện đường - Trang 132, ...
* Trước khi đọc
Câu 1 trang 132: 
- HS tự trả lời

Câu 2 trang 132: 
- HS tự trả lời

* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 
1. Cách bài trí nơi huyện đường - những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu.
Trả lời:

- Trên tường là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. Hai bên có hai câu đối. Bên cạnh câu đối phía trái có cửa vào nhà trong
- Một chiếc bàn to để chính giữa. Trên bàn có ống bút, nghiên mực, điếu bình
- Bên trái, bàn giấy của viên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phải của sân khấu, trên bàn cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ

2. Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng.
Trả lời:

- Nhân vật tự bạch để tự giới thiệu mình

3. Chú ý sự hể hả, trắng trợn của tri huyện khi tự “thưởng thức” những mưu mô của mình
Trả lời:
Những lời thoại bộc lộ mưu mô của tri huyện:
- Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được
- Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu. (cười khoái trá). Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.

4. Hoạt động “ăn ý” giữa tri huyện và đề lại
Trả lời:

- Đoạn hội thoại kẻ tung người hứng của tri huyện và đề lại từ “vụ ấy à?” đến “thầy hiểu chứ?”

5. Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?
Trả lời:

- Trên sân khấu sẽ diễn ra vụ xử án của tri huyện với Nghêu, Sò, Ốc, Hến

* Sau khi đọc
Nội dung chính: 

Văn bản kể lại thời gian trước khi vào xử án vụ trộm, tri huyện và đề lại bàn bạc nhau xử thế nào cho có lợi, có thể ăn được tiền.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 
Câu 1 trang 136: 
Trả lời:
- Tri huyện tự bạch 
- Đề lại và tri huyện tính toán, bày mưu để có thể lấy được tiền từ vụ xét xử
- Tri huyện cho gọi bên nguyên, bên bị, nhân chứng vụ Nguyễn Sò vào 
- Lính lệ tranh thủ kiếm lợi từ những người đến xét xử

Câu 2 trang 136: 
Trả lời:
Tri huyện Đề lại Lính lệ
- Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được
- Phải nắm đứa có tóc ai nắm kẻ troc đầu. (cười khoái trá). Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừn giới năm mươi quan tiền.
- Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò.
- Ta cứ để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Ngheei, lí trưởng, thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.
- Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy gì mà không xử Sò với Hến được.
- Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi lẩm bẩm mãi quan mưới chịu xử vụ này đấy.

Câu 3 trang 136: 
Trả lời:
- Vì tri huyện và đề lại đều có ý đồ và mục đích như nhau, cùng bàn bạc với nhau để làm sao chuộc lợi chứ không cần xét đúng hay sai
- Khi đề lại hỏi về viêc xét xử vụ trộm thì tri huyện lập tức nghĩ ngay tới việc nhũng nhiễu những người kêu kiện, cụ thể là biết Sò giàu nên quyết định sẽ moi tiền từ chỗ của Sò và nói dối là để tra cứu. Đề lại và tri huyện giải quyết vụ trộm bằng cách ai có tiền thì sẽ phạt tiền còn kẻ “đầu trọc” thì phạt tù hoặc đánh. Hơn thế nữa, tri huyện còn quyết định xử Sò và Hến sau để dễ bề chuộc lợi.

Câu 4 trang 136: 
Trả lời:
- Người Việt xưa không coi chốn công đường là nơi đòi lại công bằng, mà là nơi đục khoét của bọn quan lại nhũng nhiễu, chuyên vơ vét của người dân
- Ở chốn công đường trang nghiệm lại xảy ra sự trái ngược hài hước châm biếm khi người nhiều tiền thì được vô tội còn không có tiền sẽ bị phạt
- Đoạn trích vừa là lên án sự thật đổ đốn của quan lại, vừa là tiếng cười châm biếm cho chế độ thống trị thời phong kiến.

Câu 5 trang 136: 
Trả lời:
- Trong lời giới thiệu của tri huyện có nhắc tới chức vụ, quyền uy, thậm chí cả những thói hư tật xấu, cách phân xử vô lí dựa vào đồng tiền để phân định. Từ đó ta thấy được con người nhu nhược, bỉ ổi của tri huyện, chuyên tham nhũng đút lót của nhân dân.
- Trong lời giới thiệu hàng ngày, người ta thường giới thiệu những ưu điểm, đặc điểm nổi trội để gây ấn tượng với đối phương. Trong tuồng, nhân vật giới thiệu tất cả chức vụ, tính cách, phẩm chất tốt hay xấu.

Câu 6 trang 136: 
Trả lời:
- Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, ngoài lời thoại, động tác biểu cảm trên gương mặt của diễn viên, em sẽ lưu ý giọng điệu khi nói của nhân vật. Bởi mỗi một nhân vật có giọng điệu đặc trưng khác nhau, qua giọng điệu có thế biết đâu là nhân vật ngay thẳng, đâu là nhân vật lệch. Giọng điệu cũng góp phần trong việc thể hiện nội dung của thoại.

* Kết nối đọc – viết
Bài tập trang 136: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Huyện đường được trích từ tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện. Qua lời nói của tri huyện cho thấy sự gian xảo và dối tra khi nghĩ ngay tới việc kiếm chác tiền từ trùm Sò, ngang nhiên bàn bạc những ý đồ cùng với đề lại mà không cần giữ ý. Tên đề lại bên cạnh tri huyện cũng không kém phần mưu mô khi “kẻ tung người hứng” cùng với tri huyện để đạt được mục đích, thậm chí đề lại còn khen cách phân xử của tri huyện rằng “quan xử hay lắm” dù thực chất cả hai người đều không xử gì mà chỉ nhìn vào cái lợi. Không dừng lại ở tri huyện, đề lại ngay cả nhân vật lính lệ, kẻ ở dưới cũng ngang nhiên nói dối để kiếm tiền từ dân. Tiếng cười châm biếm đả kích ngay trong không gian trang nghiêm của chốn cửa quan. Sự đối nghịch giữa hành động lời nói của các nhân vật ngay trong chốn công đường đã tạo nên sự châm biếm trong đoạn trích.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây