Bài làm 1:
Nhân vật người chị trong truyện "Chị sẽ gọi em bằng tên" là nhân vật để lại trong em nhiều suy nghĩ và bài học về cách cư xử trong cuộc sống. Người chị với vai trò kể chuyện đã dẫn dắt người đọc đi theo những suy nghĩ và thái độ của chính mình để từ đó, người đọc suy ngẫm và thức tỉnh ra nhiều điều. Do em trai phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác nên người chị gái đã cảm thấy xấu hổ và càng lớn càng ghét em trai mình. Cô đã có những hành động không phải với em trai mình, cô nghiến răng giận dữ và ước em được bình thường. Có lúc, cô bé còn trừng mắt nhìn em, dọa em sợ. Hiếm khi cô bé gọi em trai mình bằng tên mà thường đặt những cái tên xấu xí để gọi em mình. Và sau buổi nói chuyện trên đường ra xe buýt, hiểu được những mong ước của em trai và tấm lòng của em, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Mặc dù cậu bé có những câu trả lời hơi nhàm chán nhưng người chị vẫn lắng nghe chăm chú, đây là thái độ thể hiện sự trân trọng đối với em trai của mình. Suốt buổi trò chuyện đó, người chị chịu nói chuyện, chịu lắng nghe và không cáu giận và cô đã thay đổi cách nhìn về người em: đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Sau giọt nước mắt ân hận trên chuyến xe du lịch cùng gia đình, cô bé đã tự hứa mình sẽ đối xẻ tốt và thương yêu em vì cô nhận ra em mình là một cậu bé giàu lòng vị tha. Có thể nói, Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.
Bài làm 2:
Trong truyện “Chị sẽ gọi em bằng tên”, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu em trai đặc biệt nhưng có nhều tính cách đẹp đẽ và gửi gắm đến mỗi chúng ta bài học về tình yêu thương trong gia đình. Cậu em trai trong câu chuyện là đứa trẻ kém may mắn khi cậu phải học lớp giáo dục đặc biệt và không phát triển bình thường được như những cậu bé khác. Em thường hay tự cười trong lớp và có những hành động ngô nghê. Thế nhưng, cậu bé chậm phát triển ấy lại có những phẩm chất đáng quý, khiến người chị phải bật khóc hối hận và khiến chúng ta phải suy ngẫm. Đó là một cậu bé giàu lòng vị tha. Khi bị chị lạnh nhạt, ghét bỏ, cáu gắt, giận dỗi vô cớ với mình, cậu bé không ghét chị, những lúc sợ hãi, cậu chỉ nhẹ nhàng đáp "Da, không có gì!". Cậu không để tâm đến những ác ý của chị suốt nhiều ngày tháng nhưng lại lưu trữ kí ức đẹp đẽ chỉ thoáng qua phút chốc khi chị em cùng nhau ra bến xe buýt và cậu đã khoe với bố mẹ: "Chị tốt với con lắm". Cậu bé ấy là cậu bé nhiều mơ ước khi cậu có đam mê với xe và mong ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân hoặc thích nhạc Rap.. Và khi chị chia sẻ cùng mình, cậu trở nên cởi mở, vui vẻ nói về những khát khao của cậu. Cậu bé với sự hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương, vị tha đã khiến người chị của mình nhìn nhận lại bản thân để thay đổi tốt hơn từng ngày. Và cậu bé ấy cũng cho người đọc chúng ta thấy rằng sự sẻ chia, thấu hiểu, vị tha, yêu thương chính là món quà quý giá của cuộc sống này.
Bài làm 3:
Truyện ngắn "Chị sẽ gọi em bằng tên" là câu chuyện về tình cảm của nhân vật tôi - người chị và cậu em trai. Người em trong câu chuyện này là một đứa trẻ không được như những đứa trẻ bình thường. Chính vì cậu như vậ mà người chị luôn tỏ ra ghét bỏ và cảm thấy xấu hổ vì người em của mình. Cô luôn quát mắng, trừng mắt, nghiến răng giận dữ, dọa em sợ. Và cũng rất hiếm khi gọi tên của em mình, mà hay đặt cho em những cái tên xấu xí để gọi. Nhưng cô bé đã thay đổi suy nghĩ và hành động với em của mình từ sau một cuộc trò chuyện cùng với em. Cô bé nhận ra tình yêu thương mà em trai luôn dành cho mình kể cả khi bị cô ghét bỏ. Cô đã chăm chú lắng nghe những câu chuyện của em. Thông qua những lần trò chuyện của hai chị em, cô bé đã nhận ra em trai mình cũng đầy hoài bão, là một cậu bé tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Cô bé đã tự hứa mình sẽ đối xẻ tốt và thương yêu em. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.
Bài làm 4:
Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai - một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em. Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.
Bài làm 5:
Trong văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhà văn đã xây dựng nhân vật người chị có vai trò là người kể chuyện, bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm với em trai. Người em trong truyện là một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ và chán ghét em trai của mình. Để rồi cô bé đã có những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” và thậm chí là thường đặt ra những cái tên xấu xí cho em. Nhưng sau buổi nói chuyện với em trai trên đường ra bến xe buýt, cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của mình. Nhân vật “tôi” nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Đặc biệt nhất là trong chuyến du lịch cùng gia đình, người chị đã tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của em trai và bố. Cô bé nhận ra tình cảm của em dành cho mình, và thấy cần phải thay đổi: sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng, dạy em học và chỉ cách em sử dụng vi tính hay trò chuyện với em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ thay vì những biệt danh xấu xí… Như vậy, qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người, đặc biệt là những người khiếm khuyết, có số phận không may trong cuộc sống.