© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Ôn tập trang 36

Chủ nhật - 04/02/2024 10:40
Giải Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Ôn tập trang 36.
Câu 1 trang 36. Dựa vào bảng sau, hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở):
Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết
Văn bản Nội dung chính
Thánh Gióng  
Sự tích Hồ Gươm  
Bánh chưng, bánh giầy  

Trả lời:
Văn bản Nội dung chính
Thánh Gióng Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ...
Sự tích Hồ Gươm Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy vỏ gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Bánh chưng, bánh giầy Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Câu 2 trang 36. Liệt kê vào bảng dưới đây một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn (làm vào vở):
Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ
Nội dung Thánh Gióng Sự tích Hồ Gươm Bánh chưng, bánh giầy
Sự kiện, chi tiết      
Lý do lựa chọn      

Trả lời:
Nội dung Thánh Gióng Sự tích Hồ Gươm Bánh chưng, bánh giầy
Sự kiện, chi tiết Dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng Thanh gươm trên tay Lê Thận tra vừa khít vào vỏ gươm trên tay Lê Lợi Thần báo mộng cho Lang Liêu cách làm bánh chưng, bánh giầy, nhấn mạnh trong trời đất không có gì quý bằng gạo cả
Lý do lựa chọn Thể hiện được sự đoàn kết của nhân dân ta, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ địch ngoại xâm Khẳng định được ý nghĩa của sự đoàn kết giữa quân và dân, cần phải kết hợp với nhau thì mới chiến thắng kẻ địch Thể hiện được sự quý trọng của nhân dân ta với hạt lúa, đồng thời khẳng định sự vững mạnh của nền văn minh lúa nước thời xưa

Câu 3 trang 36. Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý đến những đặc điểm nào của thể loại này?
Trả lời:
Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Nội dung văn bản truyền thuyết:
Là loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử
Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

- Nhân vật truyền thuyết:
Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh
Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

- Cốt truyện truyền thuyết:
Thường xoay quanh công trạng, kì ích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ
Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại

- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết:
Là những chi tiết, hình ảnh kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian
Thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh
Thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử

Câu 4 trang 36. Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều sau:
- Yêu cầu về nội dung khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:
Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản
Sử dụng các từ khóa, cụm từ
Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản

- Yêu cầu về hình thức khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ:
Kết hợp hài hòa, hợp lí giữa các từ khóa với hĩnh vẽ, mũi tên, các kí hiệu...
Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, dễ dàng

Câu 5 trang 36. Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?
Trả lời:
- Mẫu 1: Bài học giúp em hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước mình. Rằng đất nước ta đã trải qua những năm tháng hào hùng, vừa chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng, phát triển đất nước. Từ trong đó đã bước ra những người anh hùng vì đại. Nhờ họ mà nhân dân ta thêm gắn kết, cùng nhau góp sức tô vẽ nên các trang sử vàng chói lọi.
- Mẫu 2: Bài học giúp em được biết thêm nhiều hơn về những năm tháng trong quá khứ mà dân tộc ta đã đi qua. Được hiểu về những trận chiến chống giặc ngoại xâm của cha ông. Biết về quá trình xây dựng đất nước với những nét văn hóa đặc sắc, những lễ hội ấn tượng. Nhờ vậy, mà em thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương đất nước mình. Cũng từ đó, càng thêm quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt để tiếp bước cha ông xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây