Mẫu 1
Con Rồng cháu Tiên là câu chuyện truyền thuyết nói về nguồn gốc của người dân đất Việt. Câu chuyện này có thể xem là câu chuyện gối đầu giường của mọi thế hệ trẻ em nước ta.
Câu chuyện kể về nước ta từ rất lâu về trước. Lúc đó mảnh đất của chúng ta nổi tiếng với sự trù phú nên đã thu hút tiên nữ Âu Cơ và thần long Lạc Long Quân đến chơi. Họ đã gặp gỡ và kết hôn với nhau tại vùng đất này. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai và sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con cả trai lẫn gái khôi ngô, khỏe mạnh. Nhưng sau một thời gian chung sống, Lạc Long Quân vốn là thần rồng liền cảm thấy không khỏe. Vì vậy, thần đành cùng vợ chia ra hai ngả. Thần dẫn theo năm mươi người con xuống biển. Còn vợ thì dẫn năm mươi con lên núi, thành lập làng mạc, trở thành tổ tiên của người Việt ta ngày nay.
Chính từ truyền thuyết này, nhân dân ta vẫn luôn tự hào nói rằng bản thân chính là con Rồng cháu Tiên.
Mẫu 2
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em đặc biệt yêu thích câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
Câu chuyện kể về thời điểm cách đây rất lâu rồi. Lúc ấy, tại mảnh đất của nước ta hiện nay, đã có một cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Một người là rồng thần, một người là tiên nữ. Họ tình cờ gặp gỡ và đem lòng yêu thương nhau. Như bao đôi lứa khác, hai người kết hôn với nhau, cùng trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai, sinh ra một bọc trăm trứng. Sau này nở thành một trăm người con hồng hào khỏe mạnh. Nhưng lúc ấy, Lạc Long Quân bắt đầu cảm thấy cơ thể trở nên bất ổn. Bởi ông vốn là rồng, không thể sống mãi trên cạn được. Vì vậy, tuy không đành lòng, nhưng hai vợ chồng vẫn phải chia xa. Một trăm người con cũng chia thành hai nhóm. Năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên non. Những người con theo mẹ Âu Cơ lên non, đã thành lập một đất nước của riêng mình. Đó chính là tổ tiên của người Việt ta.
Từ đó, câu chuyện Con Rồng cháu Tiên đã giải thích về nguồn gốc của người Việt Cổ. Đó chính là lý do mà nhân dân ta luôn tự hào rằng mình chính là con cháu Tiên Rồng.
Mẫu 3
Trong những câu chuyện từng được đọc, em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Câu chuyện kể về thời xa xưa, khi chưa có nước Việt Nam ta. Lúc ấy, nàng Âu Cơ xinh đẹp, hiền dịu đã gặp gỡ và nên duyên với Lạc Long Quân oai hùng. Chẳng bao lâu sau, nàng Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăm trứng. Trứng nở ra một trăm người con hồng hào, khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì vốn giống Rồng nên Lạc Long Quân không thể sống lâu trên cạn được, chàng buộc phải trở về thủy cung. Âu Cơ buồn lắm. Sau một thời gian dài chờ đợi, nàng gọi chồng lên và than thở việc không có ai cùng nuôi dạy các con. Ngặt nỗi, Âu Cơ vốn nòi tiên nên không thể xuống sống dưới nước được. Sự khác biệt đó quyết định hai vợ chồng không thể sống cạnh nhau dài lâu. Cuối cùng, họ quyết định chia đôi đàn con của mình. Năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên non. Sau này, nếu có gì cần giúp đỡ thì hãy liên lạc với nhau. Năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên núi đã lập nên làng mạc, chính là tổ tiên của người Việt ta ngày nay.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên đã thể hiện cách lý giải của người dân xưa về nguồn cội của giống nòi. Trong đó, chứa đựng sự tự hào về tổ tiên của dân tộc vô cùng mạnh mẽ.
Mẫu 4
Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Người Việt Nam ngay từ những ngày còn thơ bé đã vô cùng tự hào về giống nòi tổ tiên mình qua lời kể của bà, của mẹ từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. “Con Rồng cháu Tiên” không chỉ là một truyền thuyết tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam mà còn là câu chuyện giải thích nguồn cội cha ông đầy vẻ vang của đất nước ta, là truyền thuyết mà mãi đến muôn đời sau vẫn còn lưu truyền.
Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.
Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?
Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:
- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.
Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dân Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.
Mẫu 5
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Mẫu 6
Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.
Người con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
Tác giả: Dương Hoài Phương (Trường THCS Dịch Vọng)
Mẫu 7
Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.
Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.
Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?
Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:
- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên. Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường. Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.
Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.
Tác giả: Trương Thụy Anh (Trường THCS Lê Quý Đôn)
Mẫu 8
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở miền đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần mình rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch của giống rồng cùng những phép thần thông biến hoá mà cha mẹ dạy cho, chàng hay lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi…
Cùng lúc ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, tên là Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt đất đai màu mỡ, vạn vật phong phú tốt tươi, nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân và hai người nên duyên chồng vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc ở cung điện Long Trang.
Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Mọi người mừng rỡ chờ ngày nàng nở nhụy khai hoa. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.
Một ngày nọ, Lạc Long Quân bỗng nhớ biển cồn cào, chàng bèn về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy con cái?
Lạc Long Quân rầu rĩ:
- Cả đời ta gắn với biển sâu, nàng lại là tiên nữ chốn non cao. Người dưới nước, kẻ trên cạn thì một cuộc biệt li chắc không tránh khỏi. Vả lại, ta còn cha già mẹ yếu nơi biển sâu không ai chăm sóc, công việc ở đó không ai gánh vác thay ta. Thôi, ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, mỗi khi khó khăn hoạn nạn thì phải giúp đỡ lẫn nhau.
Không còn cách nào khác, Âu Cơ đem năm mươi người con lên núi. Người con trưởng của Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở đất Phong Châu. Trong triều có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Tục truyền rằng, mười mấy đời vua đều không thay đổi hiệu - Hùng Vương.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, nhân dân ta rất tự hào vì mình là con Rồng cháu Tiên.
Tác giả: Nguyễn Thuỳ Dương (Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng)
Mẫu 9
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.
Tác giả: Nguyễn Thu Hương (Trường THCS Quảng An)
Mẫu 10
Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
Mẫu 11
Bạn có biết dân tộc Việt Nam chúng ta đều có chung nguồn gốc, tôi muốn nói đến truyện Con rồng cháu tiên. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện này để hiểu hơn về nguồn cội của mỗi con người đất Việt.
Thuở sơ khai, vùng đất Lạc Việt thần Long Nữ có người con trai tài giỏi đó là Lạc Long quân. Với sức mạnh phi thường và sư tài giỏi thần đã giúp tiêu diệt nhiều yêu quái trong vùng và giúp nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt…
Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ vô cùng xinh đẹp là con của Thần Nông. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, vạn vật đều sinh sôi, nảy nở bèn đến chơi. Tại đây Âu Cơ gặp được Lạc Long Quân, họ kết duyên thành vợ chồng và cùng nhau sống ở cung điện Long Trang.
Không lâu sau, Âu Cơ có mang, thật kỳ lạ nàng hạ sinh một bọc trăm trứng, từ trăm trứng sinh ra trăm người con. Điều kỳ lạ là những người con của Âu Cơ không cần bú mớm vẫn lớn nhanh, đẹp đẽ lạ thường. Cả hai vợ chồng ai nấy đều vui mừng, hạnh phúc.
Sống lâu trên cạn Lạc Long Quân không quen nên đã từ biệt vợ con để trở về với biển cả. Trước khi đi Lạc Long Quân bàn bạc với vợ chia đôi 50 đứa con theo cha trở về biển cả, 50 đứa con theo mẹ lên nương cùng nhau cai quản các phương. Khi có việc cần giúp đỡ vẫn không quên nhau.
Con trai trưởng theo mẹ được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mấy đời truyền ngôi vẫn lấy niên hiệu là Hùng Vương.
Từ truyền thuyết này mà những người con Việt Nam mỗi khi nhớ về nguồn cội đều tự xưng mình là “Con Rồng cháu Tiên”.
Mặc dù chỉ là truyền thuyết nhưng nó đã lý giải về nguồn cội và đề cao sức mạnh đoàn kết, đùm bọc nhau của người con nước Việt. Đồng thời lý giải về sự phân bố dân cư của nước ta.
Mẫu 12
Các bạn có biết vì sao ta luôn tự hào là "Con Rồng cháu Tiên" không ? Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên tôi kể sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về điều đó.
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, tên gọi Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần có sức khoẻ vô địch, thường lên cạn để dạy dân cách ăn ở, giúp dân diệt trừ yêu quái.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con của thần Nông – vị thần giúp dân trồng trọt lúa ngô,… Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng Âu Cơ xin phép vua cha cho tới thăm. Ở đó, nàng gặp Lạc Long Quân.
Hai người yêu nhau và nên duyên chồng vợ, cùng sống ở cung điện Long Trang.
Thời gian sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng, nàng sinh ra một cái bọc có trăm trứng. Lạ thay, trăm trứng lại nở ra trăm người con trai đẹp đẽ, hồng hào. Chúng không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau một thời gian, cảm thấy mình không thể tiếp tục cuộc sống trên cạn, Lạc Long Quân đành từ biệt vợ con trở về Long cung.
Lại nói về Âu Cơ. Ngày đêm nàng buồn tủi chờ mong Lạc Long Quân trở về. Không chịu được, nàng gọi chồng lên, bảo:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?
Lạc Long Quân nắm tay vợ, bùi ngùi nói:
- Ta ở miền nước thẳm, nàng ở chốn non cao, ta là Rồng còn nàng là Tiên Rồng và Tiên không thể sống mãi cùng nhau. Nay, ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, cùng nhau cai quản bốn phương, bảo vệ đất nước, có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng lên đường.
Người con lớn của Âu Cơ theo mẹ lên núi, được tôn làm vua. Chàng đóng đô ở đất Phong Châu, lấy hiệu là Hùng Vương. Mười tám đời vua Hùng đã nối tiếp nhau. Từ đó, dân tộc ta dù ở khắp mọi nơi nhưng vẫn gọi nhau là đồng bào. Mỗi khi gặp giặc ngoại xâm vẫn cùng nhau đứng lên giữ nước. Mỗi khi nơi nào gặp khó khăn, các nơi khác lại cùng nhau giúp đỡ.
Câu chuyện tôi kể chắc đã giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi dân tộc Việt và cũng gửi gắm ước mơ thống nhất cộng đồng người Việt của dân ta đấy các bạn ạ.
Mẫu 13
Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt – tức vùng đất Bắc Bộ bây giờ có một vị thần thuộc loài rồng, tên gọi Lạc Long Quân, vốn là con trai của thần Long Nữ. Lạc Long Quân là vị thần khôi ngô tuấn tú, sức khỏe phi thường, tấm lòng nhân hậu. Do vậy, thần thường lên cạn dạy cho nhân dân cách trồng trọt, cách ăn ở và thần thường diệt trừ yêu quái giúp nhân dân.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông. Âu Cơ là một nàng tiên vô cùng xinh đẹp, lại thích đi đó đây, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nên nàng tìm đến thăm. Tại đây, Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, họ nảy sinh tình cảm và nhanh chóng kết duyên vợ chồng. Họ sống cùng nhau hạnh phúc tại cung điện Long Trang. Một thời gian sau, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, thật kì lạ làm sao, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Những chiếc trứng ấy nở ra một trăm người con trai khôi ngô tuấn tú và vô cùng khỏe mạnh. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi ,ắt hẳn vì chúng mang trong người dòng máu của Tiên, của Rồng. Lạc Long Quân vốn họ rồng, không quen sống trên cạn nên đã từ biệt vợ con trở về với biển cả. Sau một khoảng thời gian không thấy chàng trở lại, Âu Cơ bèn gọi chồng lên gặp mặt. Tại đây, chàng trình bày rõ mong muốn được sống ở đại dương bao la, không thể tiếp tục mối duyên vợ chồng với nàng được nữa. Chính vì thế, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia đôi đàn con của mình, năm mươi con theo cha xuống biển, còn năm mươi con ở lại trên đất liền cùng với mẹ, cùng nhau cai quản bốn phương.
Người con trai cả của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, đất nước Văn Lang tồn tại đến mười tám đời Vua Hùng, giúp cho đất nước thuở ấy trở nên phồn vinh và thịnh vượng.