© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều, bài 4: Ông lão bên chiếc cầu

Chủ nhật - 14/07/2024 09:46
Soạn Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều, bài 4: Ông lão bên chiếc cầu
Soạn Ngữ văn lớp 9 sách Cánh diều, bài 4: Ông lão bên chiếc cầu - Trang 88, ...
1. Chuẩn bị
Yêu cầu trang 88:
- Đọc trước văn bản Ông lão bên chiếc cầu, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-mih-uê.
- Từ khoá “chiến tranh” gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cùng thầy cô và các bạn.
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê:
+ Hê-minh-uê (1899 - 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ.
+ Từng tham gia chiến tranh thế giới thứ I. Chiến tranh đế quốc đã làm cho ông tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Ông tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, gồm những người trở về từ chiến trận hoặc chịu tác động của chiến tranh, không hòa nhập với cuộc sống, họ chủ yếu tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
+ Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn học.1923, cuốn sách đầu tiên được xuất bản (3 truyện ngắn và 10 bài thơ). 1926, tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời thì tên tuổi Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
+ Năm 1939, chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Heâ-minh-uê tham gia lực lượng quân Đồng minh và là một trong những người đầu tiên tiến vào giải phóng Pa-ri. 1952,Hê-minh-uê viết “Ông già và biển cả” (The old man and the sea), tác phẩm đã đưa Hê-minh-uê xếp vào hàng nhà văn số một thế giới. Năm 1953, Hê-minh-uê nhận giải thưởng Pulizer, đó là giải thưởng cao quý của nước Mĩ, được trao tặng hàng năm cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong lĩnh vực báo chí, văn học, âm nhạc và sân khấu.
- Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. hiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó.

2. Đọc hiểu
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 trang 89: Chú ý các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện.
Trả lời:
- Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua.
- Binh lính đẩy hộ xe hàng.
=> Bối cảnh chiến tranh.

Câu 2 trang 89: Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?
Trả lời:
Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật

Câu 3 trang 90: Điều gì khiến ông lão lo lắng?
Trả lời:
Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng.

Câu 4 trang 91: Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Trả lời:
Đây là lời độc thoại vì không có lời đáp lại của nhân vật khác

* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 trang 91: Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu.
Trả lời:
- Đề tài: Số phận con người và loài vật trong chiến tranh
- Bối cảnh: nội chiến Tây Ban Nha
- Ngôi kể thứ nhất
- Các nhân vật: tôi, ông lão

Câu 2 trang 91: Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu chuyện dự báo điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Trả lời:
- Nhân vật ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.
- Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình.

Câu 3 trang 91: Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời:
Hai chi tiết này hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.
Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh

Câu 4 trang 91: Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm...).
Trả lời:
- Các hình ảnh biểu tượng: cây cầu - ranh giới của hai phe chiến tranh
- Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật
- Đọc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” cho thấy nội tâm, suy nghĩ của nhân vật về quê hương của mình

Câu 5 trang 91: Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Câu 6 trang 91: Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
- Thông điệp:
+ Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương
+ Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương
- Ý nghĩa: nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây