Câu 1 trang 65: Ghép tên viết tắt của các tổ chức quốc tế ở bên A với tên tiếng việt phù hợp ở bên B:
A. Tên viết tắt |
B. Tên tiếng Việt |
a) EU |
1) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc |
b) IAEA |
2) Tổ chức Y tế Thế giới |
c) UNESCO |
3) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc |
d) UNICEF |
4) Liên minh châu Âu |
e) WHO |
5) Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế |
M: a) – 4)
Trả lời:
a) – 4)
b) – 5)
c) – 1)
d) – 3)
e) – 2)
Câu 2 trang 65: Tìm tên viết tắt của các tổ chức quốc tế phù hợp với mỗi kí hiệu * trong những câu dưới đây:
a) Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (*) và Ngân hàng Thế giới (*) kinh tế thế giới năm 2003 đạt mức tăng trưởng 3,2%. (Theo Phí Như Chanh)
b) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (*) là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. (Theo Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế).
Trả lời:
a) Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) kinh tế thế giới năm 2003 đạt mức tăng trưởng 3,2%. (Theo Phí Như Chanh)
b) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. (Theo Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế).
Câu 3 trang 65: Tìm ba tên viết tắt của các tổ chức quốc tế mà em biết (ngoài những tên đã có ở bài tập 1,2). Nêu tên tiếng Việt của tổ chức đó.
Trả lời:
- APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Câu 4 trang 65: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày hiểu biết của em về một tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đoạn văn có sử dụng tên viết tắt của tổ chức đó.
Trả lời:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.