Câu 1 trang 30: Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện nào?
Trả lời:
- Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở phương diện: cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ…
Câu 2 trang 30: Hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):
|
Quê hương |
Bếp lửa |
Mùa xuân nho nhỏ |
Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu |
|
|
|
Biện pháp tu từ chủ yếu |
|
|
|
Cách gieo vần |
|
|
|
Chủ đề |
|
|
|
Cảm hứng chủ đạo |
|
|
|
Trả lời:
|
Quê hương |
Bếp lửa |
Mùa xuân nho nhỏ |
Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu |
- Từ ngữ:
+ “thâu góp gió”
+ “cá đầy ghe”
+ “vị xa xăm”
+ …
- Hình ảnh:
+ dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
+ thời tiết trong lành, tươi sáng.
+ … |
- Từ ngữ:
+ “bếp lửa”
+ “ấp iu”
+ “nồng đượm”
+ …
- Hình ảnh:
+ lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.
+ lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
+ … |
- Từ ngữ:
+ “hối hả”
+ “nốt trầm”
+ “xao xuyến”
+ …
- Hình ảnh:
+ đất nước bốn ngàn năm
+ ta nhập vào hòa ca
+ … |
Biện pháp tu từ chủ yếu |
- Biện pháp tu từ “so sánh”
+ “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng”
+ Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã”
+ … |
- Biện pháp tu từ “điệp ngữ”
+ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. |
- Biện pháp tu từ “điệp ngữ”
+ Các điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện thực gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.
+ điệp ngữ “tất cả”, làm nổi bật không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân mới. |
Cách gieo vần |
+ Đoạn 1,2: Gieo vần chân “ông” ở câu thơ 2,3; vần chân “ang” ở câu thơ 6,7;
+ Đoạn 3: Gieo vần chân “ắng” ở câu thơ 13, 14; vần chân “ăm” ở câu thơ 15,16; |
- Vần chân và vần liền - theo cặp câu.
+ “oi” – khói, mỏi …
+ “ọc” – học, nhọc … |
|
Chủ đề |
Quê hương là những gì dân dã, mộc mạc, gần gũi, đơn sơ mà đầy ắp tình yêu thương. Quê hương là nơi gắn liền với lời mẹ hát ru, là nơi chôn nhau cắt rốn, con được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành. |
Bếp lửa – thể hiện lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà của đứa cháu đi xa, đồng thời nói lên tình yêu thiết tha đối với gia đình, quê hương, đất nước. |
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. |
Cảm hứng chủ đạo |
Tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. |
Tình cảm yêu thương của người cháu đối với người bà tần tảo, hi sinh vì gia đình. |
là sự rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước khi bước vào mùa xuân. Cùng với đó là niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần. |
Câu 3 trang 30: Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này.
Trả lời:
- Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ: "Hổ mang bò trên núi".
=> Có hai cách hiểu khác nhau.
+ Cách hiểu thứ nhất “hổ mang” là tên của một loài rắn, “bò” có nghĩa là “trườn”, con rắn hổ mang đang trườn trên núi.
+ Cách hiểu thứ hai, “hổ” và “bò” là tên của hai loại động vật, “mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, con hổ đem con bò trên núi.
Như vậy, câu trên tùy theo cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau, điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm, tạo nên sự thú vị hơn cho câu nói.
Câu 4 trang 30: Chỉ ra những yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh trong hai dòng thơ dưới đây:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
(Tố Hữu, em ơi… Ba Lan…)
Trả lời:
- Yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh là: Điệp vần
+ Vần “an”: “Lan”, “tan”, “tràn”
+ Vần “ương”: “đường”, “dương”, “sương”
+ Vần “ăng”: “trắng”, “nắng”
Câu 5 trang 30: Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ là gì?
Trả lời:
Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ tám chữ là:
- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.
- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.
- …
Câu 6 trang 30: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?
Trả lời:
Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm về nội dung và hình thức là:
- Nội dung:
+ Có cấu trúc ba phần:
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
- Hình thức: Là một bài thơ, mỗi câu thơ có 8 chữ.
Câu 7 trang 30: Thiết kế một tấm thẻ, trình bày những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn cùng nhóm.
Trả lời:
Những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn cùng nhóm.
- Nên làm:
+ Lựa chọn vấn đề gần gũi, thân thiết với đời sống con người.
+ Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân khi thảo luận nhóm.
+ Sử dụng tranh, ảnh hoặc video, thiết bị hỗ trợ (nếu có) để làm sáng tỏ ý kiến cá nhân với mọi người.
+ Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người.
+ Lắng nghe, học hỏi ý kiến của những người xung quanh.
+ …
- Nên tránh:
+ Bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.
+ Nêu ý kiến cá nhân khi người khác chưa trình bày xong.
+ Lựa chọn các vấn đề phức tạp.
+ …
Câu 8 trang 30: Chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
Trả lời:
Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:
- Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội.
- Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi.
- Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước…