© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học lớp 7

Thứ tư - 02/05/2018 22:59
Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Sinh học lớp 7, có đáp án
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGBUK
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
          KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2016-2017
Môn :SINH HỌC-LỚP 7
(Thời gian làm bài :45 phút)
 
                                                                                                                                                                                                             
I.Phần trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: Sâm cầm  là động vật thuộc bộ:
     a. Bộ Gà                       b. Bộ Ngỗng                      c. Bộ Cú                              d. Bộ Cắt
Câu 2: Bàn chân 5 ngón có vuốt ở kỳ nhông  có tác dụng:
     a. Tham gia di chuyển trên cạn                                                       b. Tự vệ
     c. Động lực chính của sự di chuyển                                                d. Bắt mồi
Câu 3: Số lượng đốt sống cổ của ễnh ương:
     a. 1                           b. 2                        c. 3                           d. 4
Câu 4: Lạc đà dự trữ nước “trao đổi chất” ở bộ phận nào của cơ thể ?
     a. Bóng đái                                                                                      b. Bướu lưng
     c. Da                                                                                                d. Khoang miệng
Câu 5: Thiên địch là những động vật :
     a. Cá cờ, mèo chuột                                                b. Bọ xít, kiến, gà
     c. Bọ ngựa, thằn lằn, ong mắt đỏ                            d. Rệp sáp, kiến, bọ rùa
Câu 6: “VU” có ý nghĩa:
     a. Rất nguy cấp                                                                               b. Nguy cấp
     c. Sẽ nguy cấp                                                                                 d. Ít nguy cấp
II.Phần tự luận(7đ)
Câu 7 (2đ): Lớp lưỡng cư được chia làm mấy bộ? Nêu đặc điểm và đại diện tương ứng của từng bộ lưỡng cư?
Câu 8 (2đ): Nêu nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 9 (2đ): Vì sao lớp thú là lớp động vật tiến hóa nhất?
Câu 10 (1đ): Dựa vào sơ đồ cây phát sinh giới động vật, hãy giải thích mối quan hệ:
a. Cá ngựa, ngựa vằn, trai sông
b. Đỉa, vắt, sâu róm
 ----------------------------------
ĐÁP ÁN
I.Phần trắc nghiệm(3đ)
1-b
2-a
3-a
4-b
5-c
6-c
II.Phần tự luận(7đ)
Câu 7:
- Lưỡng cư chia thành 3 bộ (0,5đ)
- Bộ lưỡng cư có đuôi: có thân dài, đuôi dẹp bên, hai cho sau và trước dài tương đương  nhau.(0,5đ)  Đại diện: ca cóc TAM ĐẢO
- Bộ lưỡng cư không đuôi: thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước, không có đuôi ỏ giai đoạn trưởng thành (0,5đ). Đại diện: Ếch đồng, cóc nhà
- Bộ lưỡng cư không chân: thân dài giống giun, song có mắt, hàm có răng, kích thước to hơn giun (0,5đ). Đại diện: ếch giun
Câu 8(2đ)

+ Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:
- Săn bắt buôn bán  bừa bãi, trái phép động vật hoang dã(0,25đ)
- Khai thác rừng không hợp lí(0,25đ)
- Ô nhiễm môi trường(0,25đ)
- Xây dựng khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, ...không hợp lí(0,25đ)
  • Biện pháp bảo vệ:
         - Nghiêm cấm săn bắn, buôn bán trái phép các động vật quý hiếm, hoang dã dưới mọi hình thức(0,25đ)
         - Bảo vệ môi trường(0,25đ)
         - Nhân giống thuần chủng, xây dựng các khu bảo tốn, rừng quốc gia, vườn quốc gia (0,25đ)
         - Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo vệ đa dạng sinh học (0,25đ)
Câu 9(2đ)
+ Thú là lớp động vật tiến hóa  nhất vì:
- Là động vật có tổ chức cơ thể cao nhất thể hiện ở các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục, cơ quan di chuyển,....         0,25đ
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ                            0,5đ
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể                                                        0,25đ
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm               0,5đ
- Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt                                                  0,25đ
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.                 0,25đ
Câu 10 (1đ)
a. Cá ngựa và ngựa vằn đều thuộc một nhánh  lớn: ĐVCXS; trai sông thuộc ngành ĐVKXS, bởi vậy: cá ngựa và ngựa vằn có mối quan hệ họ hàng  gần gũi hơn      0,5đ
b. Đỉa và vắt cùng xuất phát từ một nhánh chung là ngành Giun đốt; sâu róm thuộc nhánh lớp sâu bọ, bởi vậy: đỉa và vắt có mối quan hệ họ hàng gần gũi hơn      0,5 đ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây