© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra tự luận Sinh học 7, (Đề 22)

Thứ hai - 24/07/2017 22:49
Câu 1. Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt?
Câu 2. Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú: ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt?
Câu 3. Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật. Cho ví dụ?

Câu 1. Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt?
Câu 2. Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú: ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt?
Câu 3. Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật. Cho ví dụ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Dựa vào bộ răng phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt:

- Bộ thú ăn sâu bọ: các răng đều nhọn thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, cắn nát vỏ cứng của sâu bọ.
- Bộ thú gặm nhấm: răng cửa lớn có khoảng trống hàm thích nghi với chế độ gặm nhấm.
- Bộ thú ăn thịt: răng nanh dài, nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc thích nghi với chế độ ăn thịt.

Câu 2. Tập tính bắt mồi của những đại diện của 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt:

- Đại diện của bộ thú Ăn sâu bọ:

+ Chuột chù: có tập tính đào bới đất, đám lá rụng, tìm sâu bọ và giun đất.
+ Chuột trũi: có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng, sâu bọ và giun đất.

- Đại diện của bộ thú Gặm nhấm:

+ Chuột đồng: có tập tính đào hang chủ yếu băng răng rửa, ăn tạp, sống đàn.
+ Sóc: chuyền cành, ăn quả, hạt theo đàn hàng chục con.

- Đại diện của bộ thú ăn thịt:

+ Hổ: có tập tính săn mồi vào ban đêm, vuốt vươn ra khỏi đệm thịt khi vồ mồi, săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi.
+ Chó sói lửa: có tập tính săn mồi về ban ngày theo đàn bằng cách đuổi mồi.

Câu 3. Lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật. Cho thí dụ:

- Giúp chúng thích nghi với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau.

- Thí dụ: Trong quá trình chuyển từ môi trường nước lên cạn, cá vây chân cổ đã có mầm mống của chi 5 ngón của động vật có xương sống ở cạn, chi 5 ngón được hoàn chỉnh dần và đạt tới mức độ cao nhất ở chim và thú.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây