© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 10: Giảm phân

Thứ năm - 05/04/2018 05:19
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 10: Giảm phân
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, cho ra bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n), nghĩa là số lượng NST giảm đi một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.
 
2. Những diễn biến cơ bản của NST ở giảm phân I là:
 
- Sự tiếp bợp của các NST kép tương đồng ở kì đầu. Tiếp đến kì giữa, chúng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 
-  Sau đó, ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập và tổ bợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào.
 
- Khi kết thúc phân bào, hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
 
Còn ở giảm phân II:
 
- Đến kì giữa các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 
- Tiếp theo là kì sau, từng NST kép tách ở tâm động thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào.
 
- Khi kết thúc phân bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n. 
 
II. PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phân tìm hiểu và thảo luận
 
+ Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 10.
 
Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì trong giảm phân
 
Các kì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào 1 Lần phân bào 2
Kì đầu - Các NST xoắn, co ngắn
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
 
Kì giữa Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. NST kép xếp thanh một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm dộng thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lương là bộ đơn bội (kép) Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
 
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
 
1. Giảm phân là gì: Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân?
 
Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, qua hai lần phân bào liên tiếp tạo bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn hội (n), tức là ở tế bào con số lượng NST giảm đi 1/2 so với tế bào mẹ.
 
- Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân, giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp.
 
I. Giảm phân I gồm:
 
Kì đầu: có sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng
Kì giữa: các NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào,
Kí sau: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tố bào.
Kì cuối: 2 tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.
 
+ Giảm phân II:
 
Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa: các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: từng NST kép tách ở tâm dộng thành hai NST đơn và phân li về hai cực tế bào, các NST đơn nằm gọn trong nhân của các tế bào con với số lượng n.

2. Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con dược tạo thành qua giảm phân?
 
Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào, nên tổ hợp NST ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có hai khả năng:
 
- (AA)(BB), (aa,bb)
- (AAMbb), (aa)(BB)
 
Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra bốn loại giao tứ AB, Ab, aB và ab.
 
Trong thực tế, tê bào thường chứa nhiều cặp NST tương đồng, nếu gọi n là số cặp NST tương đồng thì số loại giao tử dược tạo ra là 2.
 
3. Nhưng điểm giống và khác nhau ca bản giữa giảm phân và nguyên phân.
 
- Giống nhau:
 
+ Đều là quá trình phân bào.
+ Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ NST tự nhân đôi một lần (ở kì trung gian).

Khác nhau:
 
Nguyên phân Giảm phân
1. Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
2. 1 lần phân bào
3. Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào (ở kì sau).
4. 1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo ra hai tế bào con, mỗi tế bào con có NST lưỡng bội (2n)
1. Xảy ra ở tế bào sinh dục cái
2. Gồm hai lần phân bào liên tiếp
3. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng về hai cực tế bào (ở kì sau của giảm phân I)
4. 1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo bốn tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n)
 
4. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruổi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
 
a) 2    b)4    c) 8    d) 16
 
Đáp án: c
 
III. PHẦN CÂU HỎI BỔ SUNG
 
1. Ở đậu Hà Lan, có 2n  = M, một tế bào 2n của đậu Hà Lan nguyên phân 3 lần thì được kết quả nào trong những trường hợp sau đây?
a) 8 tế bào đơn bội (n)   b) 8 tế bào lưỡng bội (2n)
c) 16 tế bào đơn bội (n) d) 6 tế bào lưỡng bội (2n)
 
2. Ở ngô có 2n = 20, một tế bào của ngô đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu NST đơn, hãy chọn một trong các trường hợp sau đây:
a) 10           b) 40           c) 5             d) 20

Gợi ý trả lởi câu hỏi:

1. Đáp án : b     2. Đáp án: d 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây