© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường.

Thứ hai - 23/04/2018 06:58
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường.
I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
 
+ Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 63.1
 
Bảng 63.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường (MT) Nhân tố sinh thái (NTST) (sống và không sống) Ví dụ minh họa
MT  nước - NTST không sống
- NTST sống
- hiđrô, oxy, CO2 trong nước
- Cá, tôm, cua….
MT đất - NTST không sống
- NTST sống
- Đất, đá, không khí trong đất
- Giun, dế…
MT không khí - NTST không sống
- NTST sống
- Nhiệt độ, ánh sáng..
- Vi sinh vật, cây cỏ…
MT sinh vật - NTST không sống
- NTST sống
- Chất dinh dưỡng
- Giun, sán khác,.
 
+ Điền nội dung phù hợp vào bảng 63.2
 
Bảng 63.2 Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái Nhóm thực vật Nhóm động vật
Ánh sáng Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
Nhóm động vật ưa sáng
Nhóm động vật ưa bóng
Nhiệt độ Thực vật biến nhiệt Động vật biến nhiệt
Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn
Động vật ưa ẩm
Động vật ưa khô.

+ Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 63.3
Bảng 63.3 Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ Cùng loài Khác loài
Hỗ trợ - Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh (hay đối địch) - Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
 
+ Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 63.4
 
Bảng 63.4. Hệ thống hóa các khái niệm
Khái niệm Định nghĩa Ví dụ minh họa
Quần thể Quần thể bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thế hệ mới. Một đàn cò là một quần thể
Quần xã Quần xã sinh vật la một tập họp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hộ mật thiết, gắn bó với nhau. - Một khu rừng là một quần xã
- Một quần xã ở 1 con sông
 
Cân bằng sinh học Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của mỏi trường, tạo sự cân bằng sinh học trong quần xã. Vào mùa mưa số lượng cá thể sâu ăn lá tăng mạnh kéo theo số lượng cá thể của quần thể chim sâu tăng, điều này khống chế số lượng cá thể của quần thể sâu, ở mức độ phù hợp với môi trường để tạo trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
Diễn thế sinh thái Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng quần xã khởi đầu được thay thế lần lượt bằng các dạng quần xã tiếp theo và cuối cùng dẫn tới quần xã tương đối ổn định. Rừng rậm bị chặt phá thành rừng thưa, tiếp tục bị chặt phá thành trảng cây buội tiếp tục bị chặt phá thành đồi trọc.
Hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định. Rừng mưa nhiệt đới là một hệ sinh thái
 
Chuỗi thức ăn Chuỗi thức ăn là nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắc xích trước tiêu thụ. Lúa  =>  chuột => mèo
Lưới thức ăn Các chuỗi thức ăn có nhiều loài mắc xích chung tạo lưới thức ăn.
bai 63a
 
+ Hãy thêm nội dung phù hợp vào bảng 63.5
 
Bảng 63.5. Các đặc trưng của quần thể (QT)
Các đặc trưng Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái của QT
Tỉ lệ đực/cái Phần lớn các QT có tỉ lệ đực : cái là 1:1 Cho thấy tiềm năng sinh sản của QT
Thành phần nhóm tuổi QT gồm các nhóm tuổi:
Nhóm trước sinh sản
Nhóm sinh sản
Nhóm sau sinh sản
Tăng trưởng khối lượng và kích thước QT
Quyết định mức sinh sản của QT
Không ảnh hưởng tới sự phát triển của QT
Mật độ QT Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị điện tích hay thể tích Phản ảnh các mối quan hệ trong QT và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của QT
 
+ Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 63.6
 
Bảng 63.6 Các tính chất của quần xã
Tính chất Các chỉ số Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều Là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã
Độ thường gặp Là tỉ lệ % số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng Là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
 
B. Gợi ý trả lời câu hỏi ôn tập
 
1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?

Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật .
 
2. Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài?

Điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài là: quan hệ khác loài có nhiều hình thái quan hệ hơn quan hệ cùng loài.
 
3. Quần thể người khác với quẩn thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Nêu ý nghĩa của hình tháp dân số.
 
- Quần thể người khác quần thể sinh vật khác là có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có.
 
- Ý nghĩa của hình tháp dân số:
 
Hình tháp dân số thể hiện tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong của từng lứa tuổi, từ đó cho thấy được đặc điểm phát triển dân số của một nước.
 
4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?

Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản là những quan hệ khác loài (ở quần xã).
 
5. Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô vuông ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây và giải thích:

bai 63b
 
6. Trình bày những hoạt động tiêu cực và tích cực của con người đối với môi trường?
 
Những hoạt động tiêu cực của con người đối với môi trường:
+ Khai thác rừng bừa bãi
+ San bắt động vật hoang dã
+ Đổ rác thải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.
+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc.
 
Những hoạt động tích cực của con người đối với môi trường:
 
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.
+Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí.
+ Sử dụng đất hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.
+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
+ Quy hoạch bai rác thái, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.
 
7. Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? Nêu thững biện pháp hạn chế ỗ nhiễm.

Nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra vì ô nhiễm mỏi trường do nguyên nhân từ hoạt động của tự nhiên rất ít như: núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.... Còn rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm khác đều do hoạt dộng của con người gây ra.
 
Những biện pháp hạn chế ô nhiễm:

a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
c) Tạo bể lắng và lọc nước thải.
d) Xây dựng nhà máy xử lí rác.
e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng...
i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
j) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.
k) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
l) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
m) Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
 
8. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí?

- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất bằng các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: bằng cách không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng bằng cách kết hợp khai thác có mức độ tài nguyên với bảo vệ và trồng rừng, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các khu rừng quý có nguy cơ bị khai thác.
 
9. Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.

- Cần bảo vệ các hệ sinh thái vì:

+ Hệ sinh thái rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
+ Hệ sinh thái biển rất phong phú là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu là của con người.
+ Hệ sinh thái nông nghiệp phong phú cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Các biện pháp bảo vệ và duy trì sự da dạng của các hệ sinh thái:
 
* Bảo vệ hệ sinh thái rừng:


+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...
+ Trồng rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
 
* Bảo vệ hệ sinh thái biển:

Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
 
* Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:

Bôn cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao
 
10. Vì sao cần có luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
 
- Cần có luật bảo vệ môi trường để:
+ Điều chỉnh hành vi của xã hội, để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
+ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
- Một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ mỏi trường ở Việt Nam (gồm 7 chương với 55 điều khoản).
 
1. Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II)

-  Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III)

- Các tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
- Các tố chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây