© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 4: Trùng roi

Thứ bảy - 04/08/2018 09:48
Học tốt sinh học 7 - Bài 4: Trùng roi

A. Phần tìm hiểu và thảo luận:

 Hãy dựa vào hình 4.2, diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.

    -B1: Trùng roi dự trữ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi

    -B2: Đầu tiên là lông và nhân phân đôi trước

    -B3: Các bào quan còn lại bắt đầu phân đôi: không bào co bóp, điểm mắt, hạt diệp lục

    -B4: Trùng roi bắt đầu tách đôi

    -B5: Trùng roi tiếp tục tách đôi

    -B6: Hình thành 2 trùng roi
* Thí nghiệm về tính hướng sáng trang 18 (SGK)
Dựa vào cấu tạo trùng roi hãy giải thích hiện tượng xảy ra của thí nghiệm trên. Thảo luận và đánh dấu (√) vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

   Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:

- Diệp lục  
- Roi và điểm mắt

   Trùng roi xanh có giống tế bào thực vật ở chỗ:

- Có diệp lục
- Có roi  
- Có thành xenlulozo  
- Có điểm mắt

* Giải thích thí nghiệm: Trùng roi xanh có khả năng tự sống tự dưỡng nên khi che tối nửa trong thành bình qua vài ngày bỏ giấy đen che ra; phía tiếp xúc với ánh sáng trùng roi di chuyển tập trung nhiều về phía đó để tổng hợp hữu cơ từ co2 như ở thực vật vì không có sự hiện diện của trùng roi xanh. 
* Bằng các cụm từ : Tế bào, trùng roi, đơn bào, đa bào, em hãy điền vào câu nhận xét sau đây về tập đoàn trùng roi.

   Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

B. Phần Câu Hỏi

Câu 1 Có thế gặp trùng roi ở đâu ?

  - Chúng thường sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng, và cả các vũng nước mưa, chúng tạo thành các váng xanh trên bề mặt.

   - Chúng ta cũng có thể nuôi cấy chúng trong bình nuôi cấy Động vật nguyên sinh ở phòng thí nghiệm.

Câu 2:  Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?

* Điểm giống nhau:

   - Tế bào đều có hạt diệp lục

   - Một số trùng roi có cấu tạo ngoài bằng chất xenlulôzơ như thực vật

   - Có khả năng sống tự dưỡng

* Điểm khác nhau:

   

Trùng roi xanh
- Cấu tạo đơn bào
- Vừa có khả năng sống tự dưỡng vừa có khả năng sống dị dưỡng
- Khi thiếu ánh sáng vẫn tồn tại
- Di chuyển được
- Sống ở nước
Thực vật
- Đại đa số là đa bào
- Sống tự dưỡng
- Chết khi không có ánh sáng
- KHông di chuyển
- Sống trên cạn là chủ yếu, một số sống ở nước (thực vật thủy sinh)


Câu 3: Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến ưa xoay mình ?

  Ở Trùng roi 1 khi di chuyển đầu tự do của roi vẽ thành vòng tròn và xoáy vào trong nước như một mũi khoan, kéo con vật theo sau tạo nên tư thế vừa tiến vừa xoay mình.
Đối với trùng 2 roi khi di chuyển: 2 roi quật về phía sau, tạo nên tư thế vừa tiến vừa xoay mình. 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây