© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Thứ sáu - 10/08/2018 09:55
Học tốt sinh học 7 - Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (Trang 140, 141 SGK) PHẦN THẢO LUẬN

 *Tim của bồ câu có gì khác so với tim của thằn lằn?

Chim Thằn lằn

- Tim 4 ngăn ( 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ)

- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

- Tim 3 ngăn ( 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ), có vách ngăn hụt

- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

→ ở chim máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi ⇒ giàu oxi hơn

*So sánh hệ hô hấp của chim bồ câu với thẳn lằn?

Chim Thằn lằn

- Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí → bề mặt trao đổi khí rất rộng

- Sự thông khí do sự co dãn của túi khí khi bay → thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)

- Phổi có nhiều vách ngăn. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hơn

- Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn

II. PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (SGK trang 143)

1.Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.?

    - Phổi gồm một hệ thống ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rất rộng.

    - Sự thông khí qua phổi nhờ vào hệ thống túi khí phân nhánh len lỏi vào hệ cơ quan, trong các xoang rỗng của xương.

    - Khi chim bay, hô hấp nhờ vào túi khí ngực và túi khí bụng phối hợp hoạt động làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí theo một chiều, giúp phổi không có khí đọng, tận dụng lượng oxi hít vào.

    - Khi chim đậu, hoạt động hô hấp nhờ vào sự thay đổi thể tích lồng ngực.

    - Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo lên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

2. So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.

 
Các hệ cơ quan Thằn lằn Chim bồ câu
Tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha Tim 4 ngăn, máu không pha trộn
Tiêu hóa Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp. Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.
Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân. Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi)
Bài tiết Thận sau (số lượng cầu thận khá lớn) Thận sau (số lượng cầu thận rất lớn)
Sinh sản

Thụ tinh trong

Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thụ tinh trong

Đẻ và ấp trứng.

  * Ý nghĩa của sự sai khác:

   Các sai khác là đặc điểm tiến hóa của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn. Để bay lượn hiệu quả chim bồ câu cần có nhu cầu năng lượng lớn, cần lượng oxi dồi dào và trọng lượng cơ thể nhỏ.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây