© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Thứ hai - 13/08/2018 12:16
Học tốt sinh học 7 - Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (SGK trang 190) PHẦN THẢO LUẬN
 

*Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh nhau?

   Vì: Các loài rắn có nguồn thức ăn khác nhau, thời gian kiếm ăn khác nhau. Có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn ếch nhái hay sâu bọ. Có loài chuyên bắt chuột vào ban đêm, có loài chuyên bắt về ban ngày,…

*Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy?

   →Trên cùng 1 nơi có thể có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

*Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.

   - Thực phẩm: thịt, trứng, sữa,…

   - Dược liệu: cao ngựa,…

   - Thức ăn gia súc

   - Sưc lao động: sức kéo (trâu, bò)

   - Sản phẩm công nghiệp: da, long, sáp ong,…

   - Giá trị văn hóa: cá cảnh, chim cảnh,..

   → Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (Trang 191 SGK)

1. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

   Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:

   - Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật .

   - Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.

   - Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống.

2. Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.

   Các biện pháp cần để bảo vệ đa dạng sinh học:

    - Bảo vệ môi trường: không xả rác thải bừa bãi, khai thác tài nguyên hợp lí, tận dụng năng lượng sạch.

    - Hạn chế chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; trồng thêm rừng mới.

    - Nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt động vật trái phép.

    - Tiến hành phục hồi lại giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.

    - Khai thác các nguồn tài nguyên động vật một cách hợp lí.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây