© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Thứ bảy - 04/08/2018 10:04
Học tốt sinh học 7 - Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN:
Đánh dấu (√) và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1. 

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

tra loi cau hoi sinh 7 bai 7 trang 26


*Trả lời các câu hỏi sau:

 - Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm là: các cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) phát triển, dị dưỡng, tế bào phân hóa phức tạp hơn.

 - Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là: cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính (phân nhiều) cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

 - Động vật nguyên sinh có đặc điểm chug gì là:

   + Cơ thể có kích thước hiển vi

   + Được cấu tạo từ 1 tế bào

   + Chủ yếu dị dưỡng

   + Sinh sản vô tính và hữu tính.

   +  Có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi

Dựa vào kiến thức trong chương I và các thông tin trên, thảo luận và ghi tên các động vật nguyên sinh mà em biết vào bảng 2.

Lời giải:

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn Tên các đại diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là gia súc. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi
Gây bệnh ở động vật Trùng kiết lị, trùng tầm gai.
Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ
Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ

B. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ?

 Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

   - Cơ thể có kích thước hiển vi.

   - Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

   - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

   - Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
 

Câu 2: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

  Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá: trùng đế giày, trùng biến hình, trùng roi,…

  Nhóm động vật này là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá. Và tất cả các loài này lại là thức ăn của cá lớn trong ao.

  Ngoài ra, động vật nguyên sinh cũng giúp bảo vệ và làm sạch môi trường nước nhờ việc chúng phân giải và tiêu hóa các vụn hữu cơ.

Câu 3: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

 Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:

 + Trùng sốt rét:

    - Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.

    - Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét.

    - Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

 + Trùng kiết lị:

    - Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

    - Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác.

    - Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.

    - Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

CÂU HỎI BỔ SUNG NÂNG CAO:
Câu 1: EM hiểu như thế bào về hiện tượng kết bào xác và ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh?
Gợi ý trả lời:
Khi gặp điều kiện bất lợi một số động vật nguyên sinh thoát bợt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 2: Động vật nguyên sinh phân bố ở đâu trong tự nhiên?
Gợi ý trả lời: Động vật nguyên sinh sống được ở khắp nơi, trong nước, trong cơ thể của nhiều nhóm động vật và cả con người, chúng có mặt trong các kẽ đất, đá...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây