© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức

Thứ tư - 10/04/2024 03:41
Đề thi học kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức, có đáp án kèm theo.
 A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 14 (mỗi câu đúng 0,5 điểm).
Câu 1: Cho sơ đồ khối tìm ước chung lớn nhất của hai số a và b như hình bên dưới

Đầu vào, đầu ra của thuật toán là:
A. Đầu vào: N và a1, a2,a3…
     Đầu ra: Giá trị k
B. Đầu vào: N và a1, a2,a3…
    Đầu ra: kết thúc.
C. Đầu vào: ƯCLN của hai số a, b
    Đầu ra: N và a1, a2,a3…
D. Đầu vào: N và a1, a2,a3…
    Đầu ra: giá trị k+1

Câu 2: Tại sao cần viết chương trình?
A. Viết chương trình giúp con người.
B. Điều khiển máy tính.
C. Một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
D. Cả A, B và C.

Câu 3: Bạn An muốn tạo một chương trình Scratch để khi chạy chương trình chú mèo phát ra âm thanh "Meow" và nói "Meo, meo, meo". Cả hai hành động trên lặp lại 3 lần. Trong các chương trình Scratch sau đây, những chương trình nào giải quyết được yêu cầu của An.
A.
B.
C.
D.Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 4: Trong Scratch, câu lệnh ở dưới đây thể hiện cấu trúc điều khiển nào?

A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.

Câu 5: Câu “ Nếu Tết năm nay Covid được kiểm soát em sẽ đi chúc tết bà con, họ hàng, nếu không em sẽ ở nhà.” thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.

Câu 6: Bạn Hải đã viết một chương trình điều khiển chú mèo di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm phải chú chó. Bạn Hải nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào để thực hiện yêu cầu di chuyển liên tục của chú mèo?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vồng lặp kết thúc.
C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.

Câu 8: Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán trong chương trình Scratch dưới đây?

A. Đầu vào: hai số a, b; Đầu ra: hiệu hai số.
B. Đầu vào: số a ; Đầu ra: tổng hai số.
C. Đầu vào: mình cùng làm toán nhé; Đầu ra: tổng hai số.
D. Đầu vào: hai số a, b; Đầu ra: tổng hai số a và b.

Câu 9: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.

Câu 10: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp” ?
A. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp.
    Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
B. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
     Đầu ra: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b trong lớp.
C. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b ngoài lớp học.
    Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Sơ đồ tư duy bên dưới ghi lại những công việc cần chuẩn bị cho chuyến du lịch của gia đình vào dịp nghỉ hè sắp tới. Tên chủ đề nhánh là:

A. Dụng cụ.
B. Ngân sách.
C. Quần áo.
D. Đặt chỗ.
E. Sắp xếp.
F. Loại hình nghỉ ngơi.
G. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện: 
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find.
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F.
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng.
D. Tất cả 2 đáp án đều sai.

Câu 13: Lệnh Find được sử dụng khi nào?
A. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản.
B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
C. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản.
D. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản.

Câu 14: Sau khi sử dụng lệnh Find trong bảng chọn Edit để tìm được một từ, muốn tìm cụm tiếp theo, em thực hiện ngay thao tác nào dưới đây?
A. Nhấn phím Delete.
B. Nhấn nút Next.
C. Nháy nút Find Next.
D. Tất cả ý trên.

B. TỰ LUẬN (3,0 đ)
Câu 1 (1,0 điểm): Bảng danh sách lớp 6A với cột Tên được trình bày như sau:
STT Họ đệm Tên
1 Nguyễn Hải Bình
2 Hoàng Thuỳ Dương
3 Đào Mộng Điệp
Để bổ sung bạn Nguyễn Bảo An vào danh sách mà vẫn đảm bảo yêu cầu danh sách được xếp theo vần A, B, C của tên, em sẽ thêm một dòng ở vị trí nào của bảng? Nêu cách chèn?

Câu 2 (1,0 điểm): Quan sát các lệnh sau có trong hộp thoại “Find and Replace” (Hình 14)
Ghép mỗi nút lệnh ở cột bên trái với tác dụng của chúng ở cột bên phải cho phù hợp
1) Close a) Khi tìm thấy, thay thế từng cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with”
2) Replace b) Thay thế tất cả cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with”
3)Replace All c) Tìm cụm từ tiếp theo trong mục Find what
4) Find Next d) Đóng hộp thoại

Câu 3 (1,0 điểm): Cho chương trình Scratch dưới đây, cho biết chương trình thực hiện thuật toán gì? Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán trong chương trình Scratch dưới đây?

 
Đáp án Đề thi Học kì 2
MÔN: TIN HỌC 6
A. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5đ)
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A D C C A C A D A A G C B C

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1
(1,0đ)
+ Để bổ sung bạn Nguyễn Bảo Anvào danh sách mà vẫn đảm bảo yêu cầu danh sách được xếp theo vần A, B, C của tên, em sẽ thêm một dòng ở vị trí trước dòng chứa tên của Bình.
+ Cách chèn: Chọn hàng chứa tên bạn Bình=> Chuột phải=>Insert=> Insert Row Above.

0,5

0,5
2
(1,0đ)
Ý nghĩa từng nút lệnh trên hộp thoại là:
- Close: Đóng hộp thoại.
- Replace: Khi tìm thấy, thay thế từng cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with”.
- Replace All: Thay thế tất cả cụm từ trong mục “Find what” bằng cụm từ trong mục “Replace with”.
- Find Next: Tìm cụm từ tiếp theo trong mục Find what.
Đáp án: 1 – d)                      2 – a)                 
    3 – b)                      4 – c).
(Mỗi ý đúng 0,25đ)





1,0
3
(1,0đ)
 
-Chương trình thực hiện thuật toán tìm hiệu của hai số A và B, với A>B
-Đầu vào của thuật toán là: Hai số A, B
-Đầu ra của thuật toán là: Hiệu của hai số A và B, với A>B
0,5
0,25
0,25

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây