© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”

Thứ năm - 17/10/2019 12:53
“Ngông” có nghĩa là thái độ và hành động khác với bình thường và những người chung quanh. Trong văn chương, cái “ngông” thường biểu hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh mẽ, không chịu khép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lề thói thông thường, đôi khi là tầm thường trong xã hội.
Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thể hiện qua ý muốn lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng ở câu thơ thăm dò:

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Sau đó là một lời cầu xin:

Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Hai câu thơ vừa thăm dò vừa cầu khẩn của tác giả thể hiện sự cô đơn, không bầu bạn ở chôn trần gian của tác giả. Lên cung trăng, tác giả sẽ không còn cô đơn, buồn tủi mà có bầu, có bạn, cùng thả hồn theo gió, theo mây.

Với Tản Đà lên cung trăng không phải làm một sự chạy trốn, thoát li với trần thế. Đi vào cõi mộng, nhà thơ vẫn mang theo bản tính đa tình và tâm hồn thơ của mình. Đặc biệt, cái “ngông” của nhà thơ vẫn còn đó, để rồi mỗi năm cứ rằm tháng tám, tựa nhau trông xuống thế gian chơi. Đó là cảm hứng lãng mạn đậm nét ngông của Tản Đà.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây