© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Có ý kiến cho rằng: Hai dòng thơ: Tuổi già hạt lệ như sương - Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!, là con mắt, là trái tim bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Từ việc phân tích bài thơ, em hãy bình luận ý kiến trên.

Thứ sáu - 26/05/2017 00:32
Dàn ý chi tiết đề bài: Có ý kiến cho rằng: Hai dòng thơ: Tuổi già hạt lệ như sương - Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!, là con mắt, là trái tim bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Từ việc phân tích bài thơ, em hãy bình luận ý kiến trên.
YÊU CẦU
 
Thể loại

Kiểu bài bình luận văn học, cụ thể là bình luận ý nghĩa, nội dung ý thơ qua việc phân tích bài thơ trữ tình Khóc Dương Khuê.
 
Nội dung
 
Tình bạn cao đẹp (giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê).
 
GỢI Ý:
 
- Cần giải thích ý kiến nêu ra trong đề, phân tích được bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, cái hay của hai câu thơ.
 
- Từ đó bình luận về nhận định “hai dòng thơ... là con mắt, là trái tim cùa bài thơ” hai đoạn chính của thân bài có thể được trình bày như sau.
 
A. GIẢI THÍCH Ý KIẾN VÀ PHÂN TÍCH BÀI THƠ
 
1. Giải thích ý kiến đề bài.
 
- Giải thích cách nói hình ảnh “con mắt”, “trái tim” của bài thơ, thể hiện sự cảm thụ và khái quát về bài thơ.
 
- Những hình ảnh ẩn dụ ấy thể hiện một sự đánh giá. Hai câu thơ:
 
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan
 
Là điểm sáng, là linh hồn đem lại giá trị, sức sống cho cả bài thơ. Ý kiến này muốn khẳng định đó là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ, làm sáng lên chủ đề: tình bạn cao đẹp giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
 
2. Phân tích bài thơ (để bình luận ý kiến đề bài)
 
- Nêu mối quan hệ giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, quê Hà Nam, Dương Khuê sinh 1839, quê Hà Đông nhưng kết thân từ buổi cùng nhau đăng khoa, Khi giặc Pháp chiếm đóng, mỗi người sống mỗi cách nhưng vẫn giữ tình bạn cũ. Nảm 1902 nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến làm bài Khóc Dương Khuê để khóc bạn.
 
- Tình bạn gắn bó như duyên trời định sẵn giữa hai người qua những kỉ niệm.
 
- Nỗi đau của tác giả khi nghe tin bạn mất: đau đớn đến rụng rời chân tay, cảm thấy cô đơn trống vắng...

- Biểu hiện cao nhất của tình bạn ở người già qua hai câu cuối: nỗi đau và lòng thống thiết.
 
B. Bình luận
 
1. Khẳng định hai câu thơ cuối:
 
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!
 
là hai câu thơ hay.
 
- Hạt lệ như sương: tác giả sử dụng kết hợp biện pháp ẩn dụ (hạt lệ) với biện pháp so sánh (như sương) khiến giọt nước mắt hóa thành hạt ngọc long lanh.
 
- Tuổi già không còn nước mắt để khóc nữa (Lão nhân khốc vô lệ). Tác giả nén nỗi đau vào lòng. Nước mắt không thể ép ra được nữa.
 
- Hai câu thơ chứa một hình tượng nghệ thuật đẹp, mang tính thẩm mĩ. Thấm sâu trong hình tượng này là tâm trạng xót đau, thương tiếc vô hạn của tác gia đối với Dương Khuê, là một tình bạn trong sáng, thủy chung, sâu nặng, là tâm trạng thời thế của tác giả.
 
- Hai câu thơ thể hiện sự tinh tế trong cách thể hiện cảm xúc và phong cách trữ tình sâu lắng của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
 
2. Ý kiến cho rằng hai dòng thơ trên là “con mắt”,“trái tim” của bài thơ là đúng, nhưng có chủ quan. Để thể hiện nỗi lòng, tâm trạng, tình bạn cao đẹp, bài thơ còn có những câu hay khác, chẳng hạn hai câu thơ:
 
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây