© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Hãy chứng minh: “Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần về tâm hồn của dân tộc đó”.

Thứ bảy - 08/07/2017 01:05
Dàn ý chi tiết đề bài: “Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần về tâm hồn của dân tộc đó”, Anh (chị) hiểu ý kiến trên đây như thế nào? Liên hệ với lịch sử văn học Việt Nam, ý kiến đó có đúng không? Hãy chứng minh.

I. Mở bài

Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như ở nhiều nước, bên cạnh bộ môn lịch sử dân tộc, người ta còn rất coi trọng bộ môn lịch sử văn học dân tộc.

Trong nhiều lí do của sự coi trọng đó, có lí do quan trọng sau đây: “Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó”.

II. Thân bài

A. TÌM HIỂU Ý KIẾN ĐỀ BÀI

1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ được con người sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xã hội từ người này sang người khác, lưu truyền trong đất nước từ đời này sang đời khác, co chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, giúp con người đạt tới cái thật, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ).

2. Văn học là hiện tượng nhâu văn, tức là ở đâu có con người thì có văn học, khi

chưa có văn học thành văn thì đã hiện hữu văn học truyền miệng. Song văn học phát sinh và phát triển chủ yếu trong khuôn khổ dân tộc, đồng thời có sự giao lưu giữa các dân tộc với nhau. Văn học trước hết có tính chất dân tộc.

3. Văn học không chỉ nói lên cuộc sống vật chất, tinh thần của một người, của một đời mà còn nói lên cuộc đời và tâm hồn của nhiều người, trải qua nhiều đời.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thường được ghi lại trong văn học qua các thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy người ta nói văn học là tấm gương phản ánh trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học là kho tàng chứa đựng những giá trị tinh thần, đạo đức, tình cảm của một dân tộc: “Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó” . Muốn hiểu tâm hồn của một dân tộc, phải am hiểu văn học của dân tộc đó.

4. Ý kiến trên là đúng đối với mọi dân tộc và mọi nền văn học, trong đó có văn học của dân tộc Việt Nam ta.

B. LIÊN HỆ VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian truyền miệng, văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX (có thể gọi là văn học trung đại), và văn học viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XX đến nay (có thể gọi là văn học hiện đại). Văn học Việt Nam là một kho tàng có nhiều giá trị quý báu. nhiều tác phẩm và tác giả vĩ đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

2. Văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh công cuộc lao động dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta từ Bắc chí Nam, từ xưa tới nay. Không chỉ đấu tranh và xây dựng đất nước về quân sự, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng, đạo đức, văn học. Thơ văn đời Lí, đời Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...đều mang những nọi dung đó.

3. Nếu nói rằng lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc Việt Nam thì lịch sử đó kết tinh thành hai giá trị lớn:

- Chủ nghĩa yêu nước
- Tinh thần nhân đạo.

Yêu nước thiết tha, thương người sâu sắc, đó là tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua văn học Việt Nam.

1. Có thể chứng minh điều trên qua:

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
Truyện Kiều của Nguyễn Du và rất nhiều tác phẩm khác.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước. Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng thương người, song ở mỗi người đều có cả 2 giá trị đó. Ở Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh hay bất cứ tác phẩm, tác giả nào trong văn học Việt Nam cũng đều có cả hai giá trị đó.

5. Các giá trị yêu nước và nhân đạo càng thể hiện rõ hơn trong văn học hiện đại. trước cũng như sau cách mạng tháng Tám 1945. Ví dụ giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX – 1930, văn học 1930 – 1945, văn học 1945 - 1975.

III. Kết bài

Ý kiến của đề bài thích hợp đối với mọi nền văn học, lại càng đúng đắn và sâu sắc đối với văn học Việt Nam.

Ý kiến đó giúp ta phương hướng học tập văn học Việt Nam; học tập để hiểu, để yêu hơn dân tộc Việt Nam, để trở thành những con người Việt Nam xứng đang với dân tộc mình.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây