© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Phân tích hình tượng người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong hai tác phẩm “Sống mòn” và “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.

Thứ năm - 01/06/2017 07:04
Dàn ý chi tiết đề bài: Phân tích hình tượng người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong hai tác phẩm “Sống mòn” và “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.
- Thể loại

Kiểu bài phân tích hình tượng nhân vật văn học, cụ thể là hình tượng nhân vật qua hai tác phẩm.
 
- Nội dung
 
Hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong Sống mòn và Đời thừa (Nam Cao).
 
GỢI Ý
 
-  Cần lần lượt phân tích nhân vật Hộ trọng Đời thừa và nhân vật Thứ trong Sống mòn. Sau đó nêu ý nghĩa hình tượng người trí thức tiểu tư sản ờ nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945.
 
- Hầu hết các nhân vật trí thức tiểu tư sản trong các truyện của Nam Cao đều khá giống nhau về cảnh ngộ, tính cách. Họ là những học sinh thất nghiệp, nhà giáo khổ trường tư, nhà văn nghèo bất đắc chí... Cuộc sống áo cơm hàng ngày đè nặng cuộc đời họ, giày vò tâm hồn, bóp méo con người họ. Nam Cao đã đi vào những đau đớn, quằn quại trong tâm hồn có tính bi kịch của họ.
 
- Có thể triển khai thân bài theo các ý chính như sau:
 
A. NHÂN VẬT HỘ (ĐỜI THỪA)
 
- Là nhà văn, có hoài bão văn chương chân chính nhưng do nhu cầu cơm áo mà buộc phải viết thứ văn chương vô vị, nhạt nhẽo tầm thường.
 
- Muốn đem cuộc đời mình để cứu vớt cuộc đời vợ con nhưng không sao cứu vớt nổi.
 
- Muốn sống theo nguyên tắc tình thương cao đẹp nhưng rốt cuộc anh lại sống thô bạo và tàn nhẫn để rồi lại ăn năn hối hận.
 
- Bi kịch của Hộ là bi kịch của một con người muốn sống cho có ích mà thành ra vô ích, sống thừa.
 
B. NHÂN VẬT THƯ (SỐNG MÒN).
 
- Là nhà giáo trường tư, nuôi giấc mộng lớn sẽ đem những thay đổi đến cho xứ sở những kết quả là bệnh tật và thất nghiệp.
 
- Khao khát cuộc sống có ích, cao cả nhưng cuộc đời bắt Thứ sống cái lối sống quá chỉ biết “kiếm thức ăn đổ vào dạ”.
 
- Khao khát một cuộc sống rộng lớn, luôn luôn đổi mới thì lại phải chấp nhận cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi ở một xó ngoại ô nửa tỉnh nửa quê.
 
- Mong muốn giữa người và người có sự cảm thông, yêu thương thì bản thân lại cũng không tránh được những thói quen nhỏ nhen, ích kỉ, xấu xa.
 
- Bi kịch của Thứ là bi kịch “chết mòn về tinh thần.”.
           
C. Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRI THỨC TIỂU TƯ SẢN.
 
- Qua cuộc sống với những bi kịch về tinh thần, Nam Cao muốn tố cáo xã hội trước Cách mạng tháng Tám đã bóp nát mọi ước mơ, mọi khả năng tiềm tàng và mọi cái tốt đẹp trong con người, đã tàn phá tâm hồn, giết mòn sự sống và khát vọng sống có ích của họ.
 
- Nam Cao phát hiện và ghi nhận nhung nét phẩm chất đáng quý của họ: cố vươn lên trên cuộc sống, có giữ được “thiên lương”, không chịu sự cám dỗ, sự đè bẹp của xã hội hiện tại. Điều đó đã làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây