© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Phân tích một số bài thơ của Hồ Chí Minh để chứng minh chất trữ tình và chất thép trong thơ Người kết hợp một cách nhuần nhụy.

Thứ tư - 28/06/2017 00:50
Dàn ý chi tiết đề bài: Nhà văn Đặng Thai Mai có viết: “Thơ của Bác thật sự là thơ, là thơ của một thời đại mới, vì thơ của Bác bao hàm hai yếu tố hòa hợp với nhau một cách nhuần nhụy: chất trữ tình và chất thép”.Thế nào là chất trữ tình? Thế nào là chất thép? Thế nào là sự hòa hợp với nhau một cách nhuần nhụy? Phân tích một số bài thơ của Hồ Chí Minh để chứng minh chất trữ tình và chất thép trong thơ Người kết hợp một cách nhuần nhụy.

I. Mở bài

-  Bác Hồ không có ý định trở thành nhà thơ, nhưng thực tế. Người lại là nhà thơ lớn.

-  Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình khi tìm hiểu thơ Hồ Chí Minh đều nhất trí là chất trữ tình và chất thép trong thư Người hòa hợp một cách nhuần nhụy.

II. Thân bài

A. GIẢI THÍCH

1. Thế nào là chất trữ tình ?

Chất trữ tình trong thơ là những cảm xúc, rung động của nhà thơ trước cái đẹp (của tạo vật, của tình người).

2. Thế nào là chất thép?

Chất thép trong thơ là tính chiến đấu, là ý chí bất khuất kiên cường, niềm lạc quan tin tưởng... vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

3. Thế nào là sự hòa hợp nhuần nhụy chất trữ tình và chất thép?

Đó là sự gắn bó, xen cài chặt chẽ không thể tách rời được giữa cảm xúc, rung động về cái đẹp và khát vọng chiến đấu, ý chí nghị lực... của nhà thơ.

B. CHỨNG MINH

1. Chất trữ tình và chất thép trong thơ Hồ Chí Minh hòa hợp một cách nhuần nhụy.

- Phần lớn thơ Người được sáng tác trong hai thời kì:
+ Năm 1912 đến 1943, lúc Người bị nhà cầm quyền Trung Quốc (cũ) bắt giam.
+ Thời kì ở Việt Bắc.

- Sự hòa hợp nhuần nhụy hai yếu tố chất trữ tình và chất thép trong Nhật kí trong tù (sáng tác trong thời gian từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943):

Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù nói lên cảm xúc, rung động của Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp thiên nhiên. Đó là tình yêu trăng:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Ngắm trăng)

Đó là niềm vui say với chim, núi, hoa rừng trên đường bị giải đi:

Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say, ai cấm ta dừng
Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu

(Trên đường)

Đó là niềm vui trước cảnh sống của người dân Trung Quốc (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Cánh đồng nội...).

Đặt các bài thơ trên vào hoàn cảnh cụ thể (bị tù đày, đời sống của người tù vô cùng gian khổ, tuổi cao, đói rét, bệnh tật), ta mới thấy hết sức sống mạnh mẽ của Hồ Chí Minh: lạc quan, yêu con người, cuộc sống. Đó chính là chất thép trong thơ Người.

Sự hòa hợp nhuần nhụy chất trữ tình và chất thép trong các bài thơ của Người sáng tác thời kì ở Việt Bắc ( 1945 - 1954);

Thời kì này, Người rất bận rộn. Tuy vậy lúc rỗi, có cảm hứng, Người vẫn sáng tác thơ. Số lượng tuy không nhiều (khoảng vài chục bài) nhưng ấn tượng để lại trong lòng người đọc rất sâu sắc. Phần lớn các bài thơ (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Tặng cụ Bùi, Cảnh rừng Việt Bắc, Không đề) đều nói lên xúc cảm của tác giả trước cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc, tình cảm đối với bạn bè, đối với nhân dân, đất nước. Đó là yếu tố trữ tình trong thơ Người.

Nhưng mặt khác, qua các bài thơ trên. Người thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc:

Tin vui thắng trận dồn chân ngựa,
Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.

(Tặng cụ Bùi)

Hoặc:

Việc quân, việc nước đã bàn.
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

(Không đề)

Thời kì này, cuộc kháng chiến chống Pháp ở vào giai đoạn rất khó khăn. Đời sống Việt Bắc thiếu thốn, Bác đã gần sáu mươi tuổi... Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh cụ thể, ta càng thấy rõ chất thép trong thơ Người.

2. Vì sao chất thép và chất trữ tình lại hòa hợp nhuần nhụy trong thơ Hồ Chí Minh?

- Hồ Chí Minh là nhà thơ - chiến sĩ. Thép là tính chiến đấu củạ người chiến sĩ, tình là chất thơ của nhà thi sĩ. Bởi vậy, thép và tình trong thơ Người hòa hợp với nhau nhuần nhụy.

Đó là nét phong cách của thơ Hồ Chí Minh “Giữa hai con người - con người chiến  sĩ cách mạng và con người văn nghệ - con người nào nói bật lì hát trong thơ cụ Hồ. Câu hỏi đó đến với ta tự nhiên, nhưng thực ra không có câu hỏi nào sai lầm hơn... Người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập của Việt Nam, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình bằng hình ảnh một cách tự nhiên, với cốt cách một thi nhân, ở tác giả, con người chiến sĩ cộng sản và con người nghệ sĩ kiểu mới chỉ là một” (Bu-đa-ren - Một cốt cách cổ điển và những sáng tạo hiện đại - Nghiên cứu văn học, số 7. 1960).

III. Kết bài

- Sự hòa hợp nhuần nhụy giữa chất trữ tình và chất thép là điểm đặc sắc nổi bật trong thư Hồ Chí Minh. Thơ cổ điển thiên về trình bày cảm xúc đối với thiên nhiên:

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)

Thơ của các chiến sĩ cách mạng thì hình ảnh nổi bật vẫn là người chiến sĩ, âm hưởng chủ đạo là âm hưởng của chất thép.
- Sự hòa hợp nhuần nhụy đó đã làm cho thơ Người “thực sự là thơ, là thơ của thời đại mới”

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây