© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn 7 (Đề số 2)

Thứ ba - 20/11/2018 06:33
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn 7, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn giải
1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Bài thơ “Phò giá về kinh” của tác giả nào? Được viết theo thể thơ gì?
A. Trần Nhân Tông - Ngũ ngôn tứ tuyệt.
B. Trần Nhân Tông - Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Trần Quang Khải - Ngũ ngôn tứ tuyệt.
D. Trần Quang Khải - Thất ngôn tứ tuyệt.
 
Câu 2. Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh?
A. Hoài niệm tuổi thơ.
B. Tình bà cháu.
C. Tình yêu quê hương đất nước.
D. Cả A, B, C.
 
Câu 3. Câu văn nào thể hiện đúng nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
A. Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của quê đồng nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vướng vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
 
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Phải thường xuyến ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo công việc”?
A. Tận tâm tận lực.
B. Trí dũng song toàn.
C. Văn ôn võ luyện.
D. Tâm đầu ý hợp.
 
Câu 5. Câu văn “Mùa xuân của tôi - mùa xuân của Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...” có sử dụng dạng điệp ngữ nào?
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyến tiếp
D. Cả A, B, C đều đúng
 
Câu 6. Nếu viết “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào dùng không đúng nghĩa?
A. Hương vị.
B. Giọt sữa.
C. Man mác.
D. Trắng xoá.
 
2. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
--------------------------------

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
 
1. TRẮC NGHIỆM: (Mỗi cảu đúng 0,5 điếm).
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D A C C D
 
2. TỰ LUẬN
Gợi ý:
* Hình thức (1 điểm):
Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Nội dung (6 điểm):
a. Mở bài : (1 điểm).
- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya (tác giả, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác...).
- Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.
- Cảm nhận khái quát về bài thơ.
b. Thân bài (4 điểm):
- Hai câu đầu tả cảnh khuya nơi núi rừng ở chiến khu Việt Bắc.
+ Tác giả dùng phép so sánh (câu 1), điệp từ “lồng”, hai vế tiểu đối (câu 2).
+ Cảnh thiên nhiên rất đẹp và đầy chất thơ, có âm thanh trong trẻo, có ánh sáng lung linh, huyền ảo .
- Hai câu cuối diễn tả tâm tình của Bác.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc.
+ Tình yêu thiên nhiên hoà quyện cùng tình yêu nước trong tâm hồn Bác.
c. Kết bài (1 điểm):
- Cảnh khuya là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác.
- Đọc thơ Bác, ta càng yêu kính và biết ơn Bác hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây