© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giới thiệu một vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể thơ và chủ đề bài thơ Qua Đèo Ngang

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Tác giả

Họ tên nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh. Quê nữ sĩ ở làng Nghi Tàm, nơi trồng dâu dệt lụa nổi tiếng đất Kinh kì Thăng Long. Xuất thân trong một gia đình quyền quý; bà nổi tiếng là một người phụ nữ đoan trang quý phái, hay chữ, giỏi thơ quốc âm, rất khéo léo về nữ công gia chánh.
Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện tại huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình nên được người đời ái mộ gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà từng giữ chúc nữ quan cung trung giáo tập tại kinh đô Phú Xuân của triều Nguyễn.

Trong cuốn "Vân đàn bảo giám" tuyển tập thơ do Trần Trung Viên sưu tập, Tản Đà viết lời giới thiệu xuất bản hơn 70 năm về trước có 6 bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Qua Đèo Ngang”, "Chiều hôm nhớ nhà", "Thăng Long thành hoài cổ", "Chùa Trấn Bắc ", "Chơi đài khán xuân Trấn Võ". "Tức cảnh chiều thu".

Thơ Bà Huyện Thanh Quan hay nói đến hoàng hôn đượm nỗi buồn li hương hoài cổ, ngôn ngữ trang trọng, trang nhã, nhạc điệu trầm bổng du dương; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất tinh tế, điêu luyện.

- Hoàn cảnh ra đời

Giữa thế kỉ XIX, Bà Huyện Thanh Quan đã đi vào Phú Xuân làm nữ quan Cung trung giáo tập của triều Nguyễn. Bài thơ "Qua Đèo Ngang" đã được nữ sĩ viết khi trên đường thiên lí vào kinh, lúc lần đầu đi qua Đèo Ngang. Hai chữ “bước tới" trong câu phá đề cho ta cảm nhận ấy.

-Thể thơ

Bài "Qua Đèo Ngang ” là bài thơ Nôm viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; luật trắc, vần bằng. Có 5 vần thơ; “tà - hoa - nhà - gia - ta”.
 Chủ đề:

Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn và nói lên nỗi buồn cô đơn, nhớ quê nhớ nhà của người lữ khách.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây