© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn soạn Văn 11, Vào phủ chúa Trịnh

Chủ nhật - 08/09/2019 09:37
Hướng dẫn soạn Văn 11, Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác). Tóm tắt tác giả, tác phẩm và trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ Văn 11.
1. Tóm tắt tác giả và tác phẩm:
- Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791) có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông không chỉ là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
- Tác phẩm: Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh) là tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885. Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phú Chúa - nhũng điều mà tác giả mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.

2. Trả lời câu hỏi SGK
Câu 1. Quang cảnh trong phú Chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phú Chúa ra sao? Những quan sát ghi nhận này nói lên cách nhìn thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ Chúa như thế nào?
Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả hết sức cụ thể. Mọi sự việc, con người trong đoạn trích đều được thả trong dòng trôi cảm xúc của tác giả. Từ vật dụng đặt trước sân phủ chúa đến bữa cơm trong điếm Hậu Mã, từ các cung nhân đến chúa Cán… tất cả đều được hiện lên rất tỉ mỉ qua sự miêu tả của nhà văn.
- Cách bài trí, trang trí trong phủ chúa: Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng… Trên sập mắc một cái võng điều đỏ…
- Cách ăn uống, sinh hoạt: Quan chánh đường san mâm cơm cho tôi. Mâm vàng, chén hạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết phong vị của các nhà đại gia.
- Khi lọt vào chốn thâm cung, tác giả không khỏi ngỡ ngàng: đi qua năm sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng…
Cách sinh hoạt trong phủ chúa biểu thị một đời sống xa hoa, cầu kì, xa lạ với cuộc sống bình thường của dân chúng bên ngoài. Mặc dù chỉ là sự ghi chép lại nhưng với cách miêu tả quang cảnh trong phủ chúa như thế, Lê Hữu Trác đã thể hiện được thái độ ngạc nhiên, pha chút mỉa mai, sự coi thường lợi danh của mình trước lối sinh hoạt trong phủ chúa.

Câu 2. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”. Có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
Đoạn trích bao gồm nhiều chi tiết đắt giá, nói lên được giá trị hiện thực của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác. Tuy nhiên, có hai chi tiết cần lưu ý:
- Căn phòng nơi chúa Trịnh và thái tử Trịnh Cán ở: phải đi qua năm sáu lần trướng gấm mới vào được căn phòng. Xung quanh chúa Trịnh là người hầu đứng hầu hai bên. Căn phòng không có ánh sáng, của khí trời mà chỉ có đèn sáp chiếu sáng. Nó đối lập lại với quang cảnh khi tác giả mới  được truyền lệnh vào cung khám bệnh trong phủ chúa. Tôi bèn sửa sang áo mũ chỉnh tề, lên cáng vào phủ... Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ. Đó là một khung cành đẹp, nơi đâu cũng cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Chỉ với cách ghi chép cụ thể nhưng lại được đặt trong sự đối lập như thế, người đọc đã hình dung được cuộc sống xa hoa, lạc lõng nơi phủ Chúa.
- Khung cảnh, cách trang trí trong phòng trà của thái tử:
+ Cách bài trí, trang trí trong phủ chúa: Đồ nghị trượng sơn đều sơn son thếp vàng Trên sập mác một cái võng điều đò...
+ Cách ăn uống, sinh hoạt: Quan chánh đường san mâm cơm cho tôi. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết phong vị của các nhà đại gia.
+ Phòng ngủ của Chúa: đi qua năm sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng…
Như vậy, cách sinh hoạt trong phủ Chúa biểu thị một đời sống xa hoa, cầu kì, xa lạ với cuộc sống bình thường của dân chúng bên ngoài. Mặc dù chỉ là sự ghi chép lại nhưng với cách miêu tả quang cảnh trong phủ Chúa như thế, Lê Hữu Trác đã thể hiện được thái độ ngạc nhiên, pha chút mỉa mai, sự coi thường lợi danh của mình trước lối sinh hoạt trong phủ Chúa.

Câu 3. Cách chẩn đoán bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
Ông đoán được chính xác căn bệnh của thái tử và chúa Trịnh: ăn quá no, mặc quá ấm nên phủ tạng yếu đi. Tuy nhiên, ông biết rằng, vì ở lại không lâu, không muốn danh lợi ràng buộc nên định dùng phương thuốc hoà hoãn. Nhưng với tấm lòng nhân đức của một người thầy thuốc, ông đã nói rõ căn bệnh, nguyên nhân và cách chữa.
- Ông đã dám nói thẳng nguyên nhân của căn bệnh và cách chữa bệnh. Theo ông bệnh của thái tử là do âm dương đều bị tổn hại. Điều quan trọng là phải giữ thể chất bẩm sinh. Chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần, không cần trị bệnh mà bệnh sẽ mất. Điều đó nói lên tài năng và y đức của người thầy thuốc luôn đặt tính mạng của người bệnh lên trên tất cả, coi thường danh lợi.

Câu 4. Theo anh (chị), bút pháp ký sự của tác giả đặc sắc như thế nào? Phân tích  những nét đặc sắc đó.
Kí là loại hình văn học phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Thoạt đầu, kí tức là sự ghi chép sự việc gì đó cho khỏi quên. Ban đầu, kí là động từ. Nhưng khi chuyển sang danh từ, kí được dùng để chỉ những công văn giấy tờ mang tính chất hành chính…. Như vậy, kí thu gộp tất cả những tác phẩm văn xuôi, nằm trong văn học mang chức năng hành chính, chức năng lễ nghi cũng như chức năng thẩm mĩ. Kí bao giờ cũng tôn trọng hiện thực.

Điều hấp dẫn và tạo nên sự thành công của tác giả là sự ghi chép chân thực, tỉ mỉ cuộc sống nơi phủ chúa. Nhưng tác giả đã làm chủ được ngòi bút của mình. 0 đó, cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ mạnh mẽ, rõ ràng, mọi sự kiện trong đoạn trích đều quy tụ về cái tôi cá nhân của tác giả: tôi thấy, tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi hảo, tôi nói… để rồi, khép lại đoạn trích là hình ảnh một Hải Thượng Lãn Ông hiện lên sừng sững: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ngoài vòng cương toả của hai chữ công danh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây