© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Ngữ Văn 12, Bài 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Thứ sáu - 19/06/2020 09:38
- Các bước làm bài: tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa.
- Một số nội dung cơ bản của kiểu bài nghị luận này:
+ Nêu rõ hiện tượng.
+ Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại.
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
* Vận dụng để làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
*. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Em được yêu cầu bàn về hiện tượng “nghiện” Karaoke và Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Lập dàn ý cho bài viết của mình.
a. Mở bài.
- Nêu lên hiện tượng “nghiện” karaoke và internet trong nhiều bạn trẻ, học sinh.
- Ý nghĩa của hiện tượng: ham chơi, quên nhiệm vụ học tập, đốt tiền của cha mẹ, ảnh hưởng nhân cách.
b. Thân bài.
- Phân tích hiện tượng “nghiện” karaoke, internet: đúng - sai, lợi - hại.
- Đánh giá hiện lượng.
c. Kết bài.
- Đánh giá ý nghĩa của hiện tượng.
- Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu 2. Em hãy viết bài bày tỏ suy nghĩ của mình về một hiên tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng.
a. Mở bài.
- Nêu hiện tượng vứt rác ra đường và nơi công cộng.
- Ý nghĩa của hiện tượng: hành động thiếu ý thức, không văn minh lịch sự, làm mất mĩ quan và gây ô nhiễm môi trường.
b. Thân bài.
- Phân tích những mặt xấu, tác hại của hiện tượng.
- Đánh giá những tác hại của hiện tượng: phê phán.
- Hình thành một thói quen sống phù hợp: có thói quen tốt, mĩ tục.
c. Kết bài.
- Khái quát về ý nghĩa của việc phê phán hiện tượng không đẹp, xây dựng một thói quen tốt.
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

Câu 3. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
a. Mở bài.
- Nêu vấn đề: những tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi xuất hiện nhiều trên đất nước ta.
- Tầm quan trọng của vấn đề: những tấm gương về ý chí, nghị lực giúp cho thế hệ trẻ có sự vươn lên, vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình.
b. Thân bài.
- Trình bày một số tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
- Phân tích ý nghĩa của những việc làm dó.
- Nêu một số hiện tượng trái ngược: có người gia đình tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học hành, nhưng lại ham chơi, bê trễ học hành, thâm chí trở nên hư hỏng.
- Đánh giá ý nghĩa việc phát dộng phong trào thi đua học tập những tấm gương vượt khó, học giỏi.
c. Kết bài.
- Khái quát ý nghĩa của những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

Câu 4. Em hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
a. Mở bài.
- Nêu lên nội dung tương phản với nội dung của vấn đề mà cuộc vận động đề ra.
- Nêu lên nội dung chính của đề, trích dẫn.
- Tầm quan trọng của vấn đề.
b. Thân bài.
- Giải thích ngắn:
+ Nói “không” với tiêu cực trong thi cử.
+ Nói “không” với bệnh thành tích trong giáo dục.
- Xác định giá trị các luận điểm.
+ Nói “không” với tiêu cực trong thi cử có giá trị gì trong học tập, thi cử?
+ Nói “không” với tiêu cực trong thi cử có giá trị lớn lao như thế nào đối với cuộc sống?
+ Nói “không” với bệnh thành tích trong giáo dục có giá trị gì trong giáo dục?
+ Nói “không” với bệnh thành tích trong giáo dục có giá trị như thế nào đối với cuộc sống?
- Cuộc vận động hai không của ngành giáo dục được thực hiện hai năm, đã đạt được nhiều kết quả tốt, xã hội ủng hộ tích cực. Cần thực hiện tốt hơn nữa.
c. Kết bài.
- Khẳng định cuộc vận động hai không trong ngành giáo dục là đúng đắn.
- Nâng cao ý thức, có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, thi cử và sống có ích cho xã hội.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây