© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và nói lên cảm nghĩ của em.

Thứ sáu - 13/01/2017 03:52
Bia đá chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa sau ngót ngàn năm, nét chữ khắc trên đá “vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” gửi gắm tấm lòng nhân dân ta đời đời ghi ơn người anh hùng “bạt Tống “để cứu nước cứu dân tộc
“Lý Công nước Việt
Noi dấu tiền nhân
Cầm quân tất thắng
Trị nước yên dân
Danh lừng trung hạ
Tiếng nức gần xa...”
 
Lý Công là Lý Thường Kiệt, người con vĩ đại của Thăng Long nghìn năm văn vật, tác giả bài thơ “Nam quốc sơn hà “bất hủ. Lý Thường Kiệt là danh tướng thời
nhà Lý, tên tuổi gắn liền với chiến thắng Sông Cầu - Như Nguyệt trong thế kỷ XI.
 
Năm 1076, vua nhà Tống sai tướng Quách Quỳ mang đại binh sang xâm chiếm Đại Việt, Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến Sông Cầu - Như Nguyệt để chống giặc. Trong những giờ phút giao tranh ác liệt, ông viết bài thơ “Sông nước Nam” để khích lệ và động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống. Bài thơ nói lên niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường của nhân dân

“Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”
 
Hai câu thơ đầu, ngôn ngữ trạng trọng, ý thơ mạnh mẽ đanh thép khẳng định một chân lí lịch sử bất di bất dịch: “Sông núi nước Nam” - nước Đại Việt thân yêu của nhân dân ta là “nơi vua Nam ở”. Theo quan niệm phù hợp với lịch sự thời bấy giờ, thì vua là tượng trưng cho quyền lực tối thượng và đại diện cho quyền lợi tối cao của cộng đồng dân tộc. Nước ta đã có vua, nghĩa là có người làm chủ. Nam đế có thua kém gì Bắc đế. Nước có vua là có chủ quyền, có nền độc lập. Không những thế, “Sông núi Nam Việt được ghi rõ ở sách trời là một chân lí lịch sử khách quan không ai có thể chối cãi được. Bài thơ nói đến “Nam đế “ và nói đến “thiên thư” và “định phận” để khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyển quốc gia, về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc:
 
“Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.
 
Có thể nói, đó là một lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của Đại Việt. Mọi niềm tin đều cho ta sức mạnh. Trước họa xâm lăng của ngoại bang, niềm tin về độc lập và chủ quyền sẽ làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc trong nhân dân ta. Hai câu tiếp theo, giọng thơ vang lên sang sảng, căm giận. Lý Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giác Tống. Chúng đã mang quân sang xâm chiếm nước ta. Câu hỏi tu từ làm cho lời thơ thêm đanh thép:
 
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”.
 
Hành động xâm lược của giặc Tống là tàn ác và phi nghĩa. Giết người, đốt phá, ăn cướp, gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn. Chúng âm mưu biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, xâm phạm tới “Nam quốc sơn hà “, làm trái với Giặc Tống nhất định sẽ bị nhàn dân ta giáng những đòn trừng phạt đích đáng:
 
“Chúng mày nhất định phải tan vỡ!”
 
Câu thơ khẳng định niềm tin chiến thắng. Chiến thắng vì ta có súc mạnh chính nghĩa đánh giặc để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết bất khuất anh hùng chống ngoại xâm. Chiến thắng vì tướng sĩ của ta mưu lược, dũng cảm đánh giặc để giữ gìn quê hương đất nước.
 
“Nhất định phải tan vỡ” là bị đánh cho tan tác, không còn một mảnh giáp.
 
“Nhất định phải tan vỡ” là bị thất bại nhục nhã. Thực tế lịch sử đã minh chúng hùng hồn cho câu thơ của Lý Thường Kiệt. Sông Cầu và bến đò Như Nguyệt là mồ chôn hàng vạn lũ giặc phương Bắc. Trước sự giáng trả sấm sét của quân ta, Quách Quỳ phải tháo chạy, thất bại nhục nhã. Chiến thắng Sông Cầu - Như Nguyệt là một trong những trang sử vàng chói lọi của Đại Việt.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” vẫn được mệnh danh là bài thơ “Thần”. Lý Thường Kiệt với tài mưu lược của một nhà quân sự văn võ song toàn đã phú cho bài thơ một màu sắc thần linh, có tác dụng động viên tướng sĩ đánh giặc với niềm tin thiêng liêng “Sông núi nước Nam”  đã được “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”.
 
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ danh thép, căm giận, hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Bài thơ là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam. “Nam quốc sơn hà “là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lập tự cường của đất nước và con người Việt Nam.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây