© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích đoạn trích Con chó Bấc

Thứ sáu - 09/10/2020 10:15
Phân tích đoạn trích Con chó Bấc
Đời sống của Giắc Lân-đơn là đời sống nhiều biến động. Rời ghế nhà trường, từ San Phran-sit-cô ông sang miền Klondike, thuộc Ca-na-da sống cuộc đời ba chìm bảy nổi. Hết bán báo lại làm công nhân, cảnh sát hàng hải, thủy thủ, đi chăn bò, rồi lại làm sinh viên, đi tìm vàng, và làm báo.
Viết nhiều đề tài, nhiều tác phẩm tiểu thuyết. Ngoài việc phơi bày hiện thực của xã hội Mỹ thời bây giờ, Giắc Lân-đơn còn nổi tiếng viết về đời sống của các loài động vật. Trong đó có tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã, tiểu thuyết có nhân vật chính là con chó Bấc.

- Chó Bấc bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những kẻ đi tìm vàng. Và đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, rồi về với nhà thẩm phán Mi-lơ, và cuối cùng sống với Thoóc-tơn. Về sau, khi Thoóc-tơn chết, Bấc đi theo tiếng gọi nơi hoang dã...

- Đoạn văn trích tập trung miêu tả tình cảm giữa con chó Bấc và ông chủ Thoóc-tơn. Các nhân vật khác như người nhà của thẩm phán Mi-lơ, Pê-rôn, Phơ-răng-xoa,... hay hai con chó Xơ-kít và Ních được nhắc đến cũng chỉ để làm nổi bật tình cảm đặc biệt ấy.

- Cách cư xử đặc biệt của Thoóc-tơn đối với Bấc không chỉ là cách cư xử của “một ông chủ lí tưởng” mà còn “như thể là con cái của anh vậy”, khác với những người chủ trước là chỉ chăm sóc Bấc vì lợi ích của họ.

- “dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc... những lời nói nựng âu yếm”: Đó là cử chỉ biểu hiện tình thương yêu ngập tràn, thường là của cha đối với con chứ ít thấy người nựng chó theo kiểu ấy.

- Nhìn thấy những biểu hiện sung sướng của Bấc lúc được nựng, Thoóc-tơn như muốn kêu lên, nói lơn lời khen trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”.

- Cũng theo luật nhận quả ở trên dời, Thoóc-tơn đối với Bấc như thế nào thì sẽ được Bấc đáp trả như thế hoặc hơn thế. Không đề cập tới tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc mà chỉ diễn tả tình cảm đối với Thoóc-tơn thì nội dung đoạn văn sẽ thiếu, bị chênh (mất cân đối).

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn đã được diễn tả một cách giản dị, với nhiều chi tiết biểu hiện cụ thể, và rất sinh động về lòng biết ơn và sự tôn thờ. Vì Thoóc-tơn đã cứu sống và thương yêu nó hết lòng.

Biểu lộ tình yêu thương vồ vập, mãnh liệt: “Nó thường hay há miệng ra cắn lấy hai bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”.

Biểu lộ sự tôn thờ: “Nó thường nằm phục” ở trước hoặc sau Thoóc-tơn, “chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện...” của anh bằng cặp “mắt háo hức”. Sự giao cảm ấy mạnh cho đến nỗi “Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó”, và lúc đó thì “tình cảm của Bấc ngời sáng lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài”.

- Cách biểu lộ tình cảm như thế của Bấc rất khác với cách biểu lộ tình cảm của “cô ả Xơ-kít” và của “Ních” đối với Thoóc-tơn. Ba con chó có ba cách biểu lộ tình cảm với chủ khác nhau, điều đó chứng tỏ Lân-đơn quan sát khá tỉ mỉ, có nhận xét rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả chúng, nhất là miêu tả Bấc.

- Với Bấc, nhà văn không nhân cách hóa mà trước hết là nhận xét tinh tế:
+ “Họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời”
+ “Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”

Rồi sau đó thì như hóa thân vào Bấc:

+ “Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài”.
+ “Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh”.

Giắc Lân-đơn đã trải những kinh nghiệm sống phong phú của mình thành những đám mây mỏng bàng bạc trên từng trang văn.

Chỉ có hóa thân vào Bấc nhà văn mới diễn tả sâu sắc tình cảm, nỗi lo sợ, mới hiểu các giấc mơ của Bấc. Và như thế là đã chứng tỏ tình thương và trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn đối với Bấc nói riêng, với môi trường thân thiện nói chung.

* Ghi chú:
- Chú ý đến tài quan sát và miêu tả động vật của nhà văn.
- Suy nghĩ, tình cảm, và cách thể hiện của chó Bấc với các người chủ: Với gia đình Thẩm phán Mi-lơ, với Giôn Thoóc-tơn.
- Học sinh dựa vào dàn bài dưới đây để viết thành bài văn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây