© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phân tích và nêu cảm nghĩ về hai bài ca dao sau đây:

Thứ năm - 20/10/2016 00:55
“Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
 
“Anh em như thể chân tay,
Rách lành đùm học, dở hay đỡ dần”.
Cả hai bài ca dao đều nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Mối quan hệ đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
 
Cây thì có cội có gốc; sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ vơi cạn. Con người cũng vậy phải “cố cố, có ông” có tổ tiên ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ “có” được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh “Như cây có cội, như sông có nguồn” làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thuỷ chung “Uống nước nhớ nguồn” được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà. Phải thuỷ chung, không được vong ơn bội nghĩa:
 
“Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn”
 
Anh em trong gia đình cùng chung cha mẹ, chung huyết hệ. Khác với người dưng. Anh em ruột thịt gắn bó với nhau thân thiết “như chân với tay” trong một cơ thế. Con người không thể thiếu chân, thiếu tay. Câu ca dao “Anh em như chân với tay” nhắc nhở anh em trong gia đình phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, biết “rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”. Các chữ: “đùm bọc”, “đỡ đần” nhắc nhở anh em phải biết che chở, giúp đỡ, san sẻ vật chất, tình thương cho nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn, lúc “rách lành", lúc “dở hay”. “Máu cháy ruột mềm”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” là vậy.
 
Tình nghĩa anh em, chị em ruột thịt phải được thể hiện một cách cụ thể. Đó là đạo lí mà ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cháu:
 
“Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”
 
Không những thế, anh em, chị em còn phải biết thương yêu, đoàn kết. Phải biết: “Em kính, anh nhường”, biết: “Chị ngã em nâng”, luôn luôn ghi nhớ:
 
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ”.
 
Cả hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh, thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học thuỷ chung về cội nguồn gia tộc, về tình nghĩa anh em được nêu lên thật thấm thía.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây