© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Soạn Văn 6, bài 20 - Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Thứ năm - 21/02/2019 11:04
Soạn bài ở nhà môn Ngữ Văn 6, bài 20 - Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Tìm hiểu quan sát, tưởng tượng, hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK Ngữ Văn 6.
1. Truyện “Bức tranh của em gái tôi”
a. Về nhân vật Kiều Phương.
(Kiều Phương là người như thế nào? Miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em)
“Nhân vật Kiều Phương, qua lời kể của người anh, là một cô bé đẹp đẽ nhân hậu và rất gần gũi. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở mấy điểm chính sau:
- Là một cô bé nghịch ngợm vô tư. Biệt danh “Mèo” cũng cho thấy được vẻ đáng yêu của cô bé (cô bé không những vui vẻ chấp nhận cái biệt danh này mà còn dùng để xưng hô với bạn bè). Ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương – Mèo rất nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ... lại là một thứ phiền toái).
- Tuy nhiên phẩm chất nổi bật hơn cả ở nhân vật này là tấm lòng nhân hậu trong sáng: Mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá nhưng với cô bé “anh trai tôi” vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất”
(Theo Nguyễn Đăng Diệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Bằng Tú Ngữ văn 6 nâng cao)
 
b. Về nhân vật người anh.
(Anh Kiều Phương là người thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?)
+ Anh của Kiều Phương cơ bản là một người anh tốt. Ban đầu khi thấy tài năng hội hoạ của em được phát hiện đã có sự đố kị, tự ái, tự ti vì tâm lí: Làm anh mà để thua em, em được mọi người chú ý quan tâm, trong lúc người anh cũng đang ở độ tuổi muốn được khẳng định mình.
- Sau đó: Khi đứng trước bức tranh của em gái vẽ về mình (đúng hơn đứng trước tấm lòng nhân hậu và vị tha của người em) người anh đã vô cùng ăn năn hối lỗi, xấu hổ, nhận ra cái chưa tốt của mình. Ta tin rằng người anh sẽ trở thành người anh tốt.
+ Hình ảnh người anh trong bức tranh và người anh thực ở ngoài đời không khác nhau là bao bởi vì:
- Trong mỗi con người, trong cuộc đời người ai cũng sẽ có những lúc phạm sai lầm, cái chính là phải nhìn thấy sai lầm của mình để sửa chữa.
- Người anh của Kiều Phương đã nhìn thấy sai lầm của mình, và khi người anh sửa chữa những sai lầm ấy thì cậu bé mơ mộng ngồi suy tư trong tranh kia và ở cậu bé ở ngoài đời chắc chắn sẽ không khác nhau.
 
2. Dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng
Để lập dàn ý cho bài văn này, trước hết các em chú ý quan sát một đêm trăng trong thực tế. Đặc biệt đối với những bạn ở thành phố ít có điều kiện để ngắm trăng. Thứ nữa, khi lập dàn ý, thì sự quan sát và tưởng tượng bao giờ cũng phải đi liền nhau.
 
I. Mở bài:
Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra sân ngắm trăng.
 
II. Thân bài:
1. Trời vừa chập choạng tối:
- Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.
- Nhà nhà đang lên đèn.
- Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.
 
2. Trời đang vào đêm:
- Không gian trong vắt.
- Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.
 
3. Trong đêm:
- Trăng cao sáng vằng vặc như gương.
- Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.
- Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.
- Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.
 
4. Về khuya:
- Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.
- Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.
- Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.
- Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.
 
III. Kết bài:
- Đêm trăng sáng đẹp càng làm cho em yêu mến quê hương mình hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây