© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Vai trò của người lãnh đạo trong "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn

Thứ sáu - 07/12/2018 04:29
Vai trò của người lãnh đạo trong "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn
Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng dân tộc vĩ đại. Đọc lại văn bản “Chiếu dời đô” đức vua Lý Công Uẩn cháu thấy sáng ngời lên nhân các và hành động vì dân vì nước của ngài. Cháu càng thấy rõ sự quan trọng của người lãnh đạo anh minh của mỗi dân tộc.
“Chiếu dời đô” của đức vua Lý Công Uẩn đã bày tỏ sự yêu thương dân gián tiếp nói lên việc rời đô là tất yếu, vì nhân dân và vì triều đại mà phải dời đô. Sự anh minh của đức vua được khẳng định bằng cách chọn kinh đô phù hợp thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Kinh đô là linh hồn của mỗi quốc gia, là trái tim của cả nước nên nó quyết định sự ổn định và phát triển của đất nước. Vậy định đô là một nhiệm vụ quan trọng bởi nó liên quan đến sự hưng thịnh hay suy vong của cả quốc gia. Dường như lịch sử của các dân tộc có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế.
 
Mở đầu bài chiếu đức vua đã nêu lên việc dời đô của các nhà Thương, nhà Chu trong sử sách Trung Quốc “xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô” đã tạo ra tiền đề vững chắc cho việc dời đô. Hoàn cảnh đất nước thanh bình, triều Đinh, Lê suy tàn ngài được tôn lên làm vua tuy vậy đức vua vẫn luôn suy nghĩ tìm cách để mở mang đất nước. Ngài đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Đó là một nơi có địa thế chật hẹp chỉ thích hợp dựa vào mà chống lại thế giặc mạnh mà quân ta còn non yếu. Vào thời bình thì địa thế không thuận tiện cho việc thông thương phát triển dân cư và thực hiện các chính sách quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao. Con mắt thấu suốt của đức vua đã nhìn ra mảnh đất đồng bằng sông hồng màu mỡ sẽ có khả năng về phát triển các mặt ổn định đời sống nhân dân - đó là thành Đại La.
 
Bằng thể văn biền ngẫu văn xuôi cổ ngôn ngữ sang trọng lời văn giàu hình ảnh người đã chỉ ra thành Đại La là hội tụ đầy đủ những yếu tố quan trọng cho một kinh đô “ở vào giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “địa thế rộng mà bằng đất đai cao mà thoáng”, “thế rồng cuộn hổ ngồi” là một vùng đất lý tưởng để định đô. Dời đô là việc quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước nên dù ở cương vị cao nhất nhưng người vẫn không tự quyết định mà công bố bài chiếu để bày tỏ nguyện vọng thu phục nhân tâm và điều đó thể hiện tinh thần tiến bộ dân chủ của đức vua.
 
Nhờ có tài văn chương cùng với tấm lòng yêu nước thương dân nên bài chiếu đã làm lay động lòng người trên dưới một lòng không quản ngại khó khăn vất vả dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Thực tế gần 1000 năm lịch sử cho ta thấy sự tiên đoán và khẳng định của đức vua Lý Thái Tổ về kinh đô Thăng Long hoàn toàn đúng. Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều đại sau này: Trần, Hậu Lê, Mạc,... chỉ tới triều Nguyễn mới chuyển vào Phú Xuân - Huế. Trải qua nhiều thế kỉ kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội tiêu biểu các giá trị lắng hồn sông núi ngàn năm là mảnh đất linh thiêng.
 
Trong hạnh phúc hôm nay cháu thầm cảm ơn những vị anh hùng đã hết mình vì dân tộc trong đó có đức vua tôn kính và cháu càng hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của người lãnh đạo như ngài.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây