© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Ý kiến của em về câu tục ngữ: Có học phải có hạnh

Thứ bảy - 03/11/2018 22:32
Xã hội đang trên đà phát triển, đất nước ta đang thời kỳ mở cửa. Bởi thế sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn rất cần cho mọi người; đồng thời hạnh kiểm, đạo đức cũng là yếu tố rất quan trọng cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công tốt đẹp. Mối quan hệ giữa học vấn và hạnh kiểm một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: Có học phải có hạnh
Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức cùa mỗi con người. Con người có thực là con nguời biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hạnh là hạnh kiểm, là phẩm chất đạo đức. Người có hạnh kiểm là con người có tư cách đứng đắn, đạo đức tốt. Do vậy, người có học thức cao cần phải có đạo đức, có hạnh kiểm tốt mới được.

Từ lúc sinh ra tới lúc bập bẹ biết nói rồi đến khi tới truờng ta đã được tập tành dạy dỗ nhắc đi nhắc lại nhiều lần bài học về đạo đức. Lớn lên, song song với việc học văn hóa, mở rộng kiến thức thì bài học làm người càng cao hơn nữa. Một người có văn hóa, có trình độ thì được mọi người kính nể. Nhưng nếu chỉ có kiến thức sâu rộng mà thiếu đạo đức, thiếu tư cách thì không những làm giảm bớt sự kinh nể mà còn bị mọi người xa lánh, khinh thường. Làm người ở đời phải có học, cần ấn tượng hiểu biết mọi vấn đề ngoài xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Nhưng hạnh kiểm đạo đức của con người cũng không kém phần quan trọng. Nó là thước đo giá trị của con nguời. Chúng ta đồng ý rằng văn hóa Ịà chìa khóa để mở các cánh cửa khoa học kĩ thuât, là những viên gạch để xây dựng nền văn minh cho đất nước. Còn hạnh kiểm đạo đức cũng là tuờng thành để giữ vững để bảo vệ nền độc lập, tồn tại của quốc gia. Điều này càng khẳng định một chân lý "Có học phải có hạnh""học""hạnh", "tài""đức” là hai yếu tố rất cần thiết cho nên người. Mọi người vừa có học, có tài vừa có đạo đức, có tư cách tốt thì quả là người dáng quý, đáng cho mọi người nể phục mến yêu.

Bác Hồ cũng đã từng nhắc nhở.chúng ta qua lời dạy ân cần và thắm thiết: "Có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó" thật là quý báu vô cùng. Đó lá bài học về đạo đức làm nguời.

Thế nhưng, trong cuộc sống văn minh hiện nay, con người chạy theo bề ngoài, chỉ lo rèn luyện khâu học vấn để theo kịp đà phát triển của xã hội mà không nghĩ gì đến việc tu dưỡng đạo đức. Hạng nguời này cốt để phô trương kiến thức văn hóa ngày càng tiến triển cho sự tiến bộ của đất nước. Có nhiều cán bộ cao cấp vì quyền lợi cá nhân, chạy theo vật chất, chạy theo những ham muốn nhất thời và dần dần trở thành tha hóa, biến chất. Xa hơn nữa là các nhà bác học có trình độ uyên thâm thế nhưng lại vô luơng tâm, không đạo đức thì đến một lúc nào đó họ sẽ gây tai họa cho cả nhân loại trên thế giới. Do vậy, người có học cần phải có hạnh kiểm, đạo đức. Học càng cao thì đạo đức phải càng tốt. Qua đó, ta thấy học và hạnh, tài và đức là hai yếu tố không thể tách rời nhau được. Nói như vậy không có nghĩa là người có học mới tu duỡng rèn luyện đạo đức mà cả nguời ít học cũng cần phải có đạo đức tốt. Bởi lẽ nguời có đạo đức tốt rất cần thiết cho việc xây dựng đất nước giàu mạnh, tiến bộ. Tốt nhất là ta phải vừa học tập vừa rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước sau này.

Tóm lại, câu tục ngữ trên nêu rõ tầm quan trọng của học vấn và hạnh kiểm. Có được cả hai yếu tố trên ta sẽ trở thành người toàn diện. Đó là ta thực hiện tốt lờị nhắc nhở của ông cha đồng thời ta cũng góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nuớc phồn vinh tiến bộ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây