© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì II, Vật Lí 8

Thứ bảy - 27/04/2019 11:36
Đề kiểm tra học kì II, môn Vật Lí 8, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
I. Trắc nghiệm (4 điểm ) Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Nhiệt độ của vật      
B. Khối lượng của vật.
C. Thể tích của vật  
D. Các đại lượng trên đều thay đổi.
 
Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do 1 vật có khối lượng m thu vào?
A. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ.
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ.
C. Q = mc(t1 –t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.
D. Tất cả các công thức trên
 
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng thấp.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
D. Chuyển động không hỗn độn.
 
Câu 4: Tại sao quả bóng bay được bơm cặng và buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp
A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng sau đó lạnh dần nên co lại
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
 
Câu 5: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng.
A. Dẫn nhiệt.             B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.                 D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
 
Câu 6: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào vật có cả thế năng và động năng?
A.Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
B. Một chiếc ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Một chiếc máy bay đang bay trên cao.
D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường.
 
Câu 7: Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác?
A. Để hạn chế sự dẫn nhiệt.   
B. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt.
C. Để hạn chế sự đối lưu.   
D. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt.
 
Câu 8: Nhiệt lượng cần để cung cấp cho 1 lít nước tăng lên thêm 300C là. (biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/Kg.K)
A. 600 J.        B. 12600 J.        
C. 126000 J.              D. 126 J.
 
II. Tự luận (6đ)
Câu 9: (2đ) Vì sao vào mùa đông, mặc áo bông ta cảm thấy ấm? Phải chăng áo bông đã truyền nhiệt cho cơ thể ? Hãy giải thích ?
Câu 10: (1đ) Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? Đó là dạng năng lượng gì ?
Câu 11: (3đ) Thả một miếng nhôm có khối lượng 600g ở 1000C vào 200g nước ở 200C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K.
 
-------------- Hết ------------- 
 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
 
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ.A A A D D C C B C
 
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 9
(2,0 điểm)
- Vào mùa đông nhiệt của áo bông bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh, nhiệt độ của cơ thể lớn hơn.
- Mà áo bông là chất cách nhiệt. Nên áo bông không truyền nhiệt của cơ thể ra môi trường xung quanh. Do đó áo bông đã giữ nhiệt cho cơ thể nên khi mặc áo bông ta thấy cơ thể ấm.    
1,0
 
1,0
 
Câu 10
(1 điểm)
- Nhờ năng lượng của búa
- Đó là dạng năng lượng động năng.
0,5
0,5
Câu 11
(3,0 điểm)
 - Ghi tóm tắt
 - Giải:
Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra:
Q1 = m1.c1.(t1 - tcb) = 0,6.880,(100 - tcb) = 528.(100 - tcb)
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = m2.c2.(tcb – t2) = 0,2.420,(tcb - 20) = 840.(tcb - 20)
Nhiệt lượng do miếng nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Q1 = Q2 => 528.(100 - tcb) = 840.(tcb - 20)
=> 52800 – 528.tcb = 840.tcb – 16800
=> 1368.tcb = 69600
=> tcb = 69600/1368 ≈ 50,880C
Vậy nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là: 50,880C
0,5
 
 
0,5 
 
0,5
 
 
0,5 
 
 
0,5
 
0,5

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây