© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, Bài 15. ĐÒN BẨY

Thứ hai - 21/01/2019 22:16
Giải bài tập Vật lí 6, Bài 15. ĐÒN BẨY. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
A. LÍ THUYẾT
- Mỗi đòn bẩy đều có :
+ Điểm tựa là O
+ Điểm tác dụng lực F1 là O1
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2
Khi OO2 > OO1, thì F2 < F1
- Khi sử dụng đòn bẩy cần chú ý:
+ Phải xác định được điểm tựa O, điểm tác dụng của lực F1 là O1, điểm tác dụng của lực F2 là O2.
+ Muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm lựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (SGK)
C1. (tr.47) Xem hình 15.2 và 15.3.
hinh 15 2 va 15 3
Điền các chữ O, O1 và O2 vào vị trí thích hợp:
- Hình 15.2: 1. O1        2. O         3. O2
- Hình 15.3: 4. O1        5. O         6. O2
 
C3. (tr.49) Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
 
C4. (tr.49) Thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống:
- Anh công nhân dùng xà beng để bẩy tảng đá lớn.
- Xe cút kít, kìm cắt...
 
C5. (tr.49) Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5 SGK.
hinh 15 5 
- Điểm tựa: Chỗ buộc mái chèo vào mạng thuyền; Trục bánh xe cút kít; Ốc; Trục quay.
- Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước tác dụng lên mái chèo; Điểm thanh nối đáy thùng xe với hai tay cầm; Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; Chỗ bạn nam ngồi (thông thường là ổ chỗ bạn có trọng lượng lớn hơn).
- Điểm tác dụng của lực F2 : Chỗ tay cầm mái chèo; Chỗ tay cầm xe cút kít; Chỗ tay cầm kéo; Chỗ bạn nữ ngồi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây