© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Vật lí 6, Bài 6. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG

Chủ nhật - 20/01/2019 11:40
Giải bài tập Vật lí 6, Bài 6. LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG. Hệ thống lí thuyết cần nhớ và giải bài tập vận dụng sách giáo khoa.
A. LÍ THUYẾT
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta noi vật này tác dụng lên vật kia.
- Cần chú ý mỗi lực có phương và chiều xác định.
- Cần hiểu được trường hợp nào là lực hút, lực đẩy, lực kéo, lực ép.
- Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
 
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (SGK)
C1. (tr.21) Xe lăn nối với lò xo lá tròn: (xem hình 6.1 SGK)
hinh 6 1
- Khi ta đẩy xe lăn để nó ép vào lò xo lá tròn thì lò xo sẽ tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Khi đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị méo đi.
 
C2. (tr.21) Xe lăn nối với một lò xo: (xem hình 6.2 SGK)
hinh 6 2
- Khi ta dùng tay kéo xe lăn để lò xo dãn ra thì lo xo sẽ tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Khi đó, tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
 
C3. (tr.21) Xem hình 6.3 SGK.
hinh 6 3
- Đưa một cực của nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt thì nam châm sẽ hút quả nặng về phía nam châm. Ta nói nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
 
C4. (tr.22) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
a) (1) lực đẩy (2) lực ép
b) (3) lực kéo (4) lực kéo
c) (5) lực hút
 
C5. (tr.22) Phương của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng là phường nằm ngang, chiều của lực đó là chiều từ trái sang phải.
 
C6. (tr.22) Quan sát hình 6.4 và dự đoán:
hinh 6 4
- Sợi dây sẽ chuyển động sang trái nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn.
- Sợi dây sẽ chuyển động sang phải nếu đội kéo co bên trái yếu hơn.
- Sợi dây sẽ không chuyển động nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau.
 
C7. (tr.22) - Phương của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây là phương dọc theo sợi dây.
- Chiều của đội bên trái tác dụng vào sợi dây hướng sang trái;
- Chiều của đội bên phải tác dụng vào sợi dây hướng sang phải;
 
C8. (tr.23) Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
a) (1) cân bằng (2) đứng yên
b) (3) chiều
c) (4) phương (5) chiều
 
C9. (tr.23) Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 
hinh 6 5
a) Gió tác dụng vào thuyền buồm một lực đẩy

hinh 6 6
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo
 
C10. (tr.23) Ví dụ về hai lực cân bằng nhau: Một em bé dùng tay giữ chặt một đầu dây làm cho diều không bay xa được. Diều đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy của gió và lực giữ của tay em bé.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây