© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Âm nhạc 8 tiết 21

Thứ bảy - 17/09/2016 06:17
Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân

Ôn tập: Tập đọc nhạc: TĐN số 5

Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
I- Mục tiêu
 
• HS ôn tập để hát bài Khát vọng mùa xuân và đọc nhạc, hát lời bài Làng tôi được thuần thục hơn.
• HS thêm hiểu biết về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, một người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu của ông.
 
II- Giáo viên chuẩn bị
 
• Nhạc cụ quen dùng.
• Đàn và hát thuần thục hai bài Khát vọng mùa xuân và Làng tôi.
• Sưu tầm những tư liệu về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn để giới thiệu cho HS. Tập trình bày một vài sáng tác của ông.
 
Quê em
(Trích)
 
Em yêu hoà bình
 
III- Tiến trình dạy học
 
HĐ của GV Nội dung HĐ của HS
GV ghi lên bảng 1. Ôn tập bài hát
KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
HS ghi bài
GV điều khiển - GV đệm đàn để HS hát lại cả ba lời, GV hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết. HS thực hiện
GV kiểm tra - HS tập lựa chọn nhóm (2-4 em), tập luyện và lên kiểm tra. HS trình bày
GV ghi lên bảng 2. Ôn tập Tập đọc nhạc
LÀNG TÔI
HS ghi bài
GV chỉ định - Một vài HS trình bày lại bài Làng tôi. HS thực hiện
GV hướng dẫn - GV hướng dẫn các em điều chỉnh lại những chỗ cần thiết. HS thực hiện
GV thực hiện - GV đàn và đọc nhạc, hát lời lại để các em nghe, tự so sánh và tự điều chỉnh. HS tự điều chỉnh
GV yêu cầu - Tất cả HS cùng đọc nhạc, hát lời bài Làng tôi. HS trình bày
GV kiểm tra - Kiểm tra một số HS trình bày bài TĐN Làng tôi. HS lên kiểm tra
GV ghi lên bảng 3. Âm nhạc thường thức
NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN VÀ BÀI HÁT BIẾT ƠN VÕ THỊ SÁU
HS ghi bài
GV yêu cầu - Giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn HS đọc trang 44
GV thực hiện Minh hoạ một số bài hát để thấy được tính chất phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ tình trong âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: Quê em, Hà Nội - trái tim hồng, Chiều trên Bến Cảng, em yêu hoà bình HS theo dõi và cảm nhận  
GV thuyết trình - Giới thiệu về bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1936 và hi sinh ngày 23.1.1952 trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác bài Biết ơn Võ Thị Sáu. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bài hát hay nhất và cảm động nhất viết về những người chiến sĩ hi sinh cho độc lập, tự do của tổ quốc
 
HS theo dõi và cảm nhận  
GV điều khiển GV mở băng hoặc tự trình bày bài hát này HS nghe  
GV thực hiện GV trình bày bài hát lần nữa HS có thể hát hoà theo  
 
 
Lưu ý giáo viên
 
Hồi ký của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
 
về bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
 
Đấy là những năm tháng gian khổ, ác liệt của cuộc chiến đấu. Sau khi hoà bình lập lại trên toàn quốc, miền Nam lại tiếp tục chăng đường gian khổ nhất để giải phóng đất nước. Một chính quyền phản động nhất, đứng đầu là Ngô Đình Diệm đang ngày đêm ra sức đàn áp, giết chóc, bắn phá, hòng đè bẹp tinh thần yêu nước của đồng bào miền Nam. Lúc này rất cần đến sự cổ vũ của miền Bắc. Tôi nghĩ đến Võ Thị Sáu, trước đó hai năm, giặc Pháp đã bắt được người con gái anh hùng ấy và đã lập toà án xét xử chị tội tử hình. Chị đã hi sinh ở Côn Đảo, trong niềm thương xót vô hạn của cả nước. Tôi chợt nghĩ đên hoa Lêkima, nở đầy vườn, chị Sáu rất thích hoa Lêkima... một ý nghĩ chợt đến, có phải hoa Lêkima là biểu tượng của người con gái anh hùng vùng Đất Đỏ ấy không? Lêkima sẽ là nét nhạc bắt đầu trong bài hát của tôi? Và tôi đã viết, cố gắng có một bài đóng góp với miền Nam.
 
Miền Nam bao giờ cũng là mảnh đất yêu thương, là ruột thịt, là xương máu, miền Nam cần gì, cả nước sẵn sàng chi viện. Tôi vinh dự được đóng góp một tiếng nói, một bài ca mà ít lâu sau trở thành những tiếng kèn cổ suý, tiếng con tim thúc giục mọi người tiến lên giải phóng miền Nam.
 
Tôi viết liền mạch, sau câu mở đầu giản dị: “Mùa hoa Lêkima nở, Ở quê ta miền đất đỏ. Bài hát gồm ba đoạn, đoạn B ở giữa là nét nhạc chính của bài hát, được dâng cao nhất để đi tới cao trào: “Chị Sáu đã hi sinh rồi giọng hát vẫn như còn vang dội, vào trái tim những người đang sống, giục đi lên không bao giờ lùi ở đây cao trào chẳng phải là một nốt nhạc cao nhất trong giai điệu mà là cả một câu nhạc, liền sau đó trải ra, đi xuống thấp, thanh thản như khẳng định một hành động. Có người cho rằng cao trào là cả đoạn B bắt đầu từ "Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, để chiến đấu với bao niềm tin, dù chết cũng không lùi bước".
 
Đây là một trường hợp khó xác đinh khi cần tìm một cao trào bình thường. Theo tôi thì điều quan trọng đặc biệt cần, khi biểu diễn là kịch tính của bài hát ở cả đoạn B, phải hát bằng nước mắt chứ không lãnh đạm, dửng dưng với những nốt cao thấp của thanh nhạc. Ngày trước ca sĩ Bích Liên hát như cách hát nhạc kịch (Opera), bởi bài hát tuy nhỏ bé nhưng vẫn đủ nhân tố để biểu diễn chất lượng giọng ca và tâm hồn ca sĩ. Trong nhiều năm qua, nhiều người hát Biết ơn Võ Thị Sáu nhưng chỉ i a mấy nét, còn mô tả toàn bài thì đòi hỏi một giọng ca có trình độ thanh nhạc và có sức thuyết phục... hát cho người nghe phải khóc lên, như những tiêng nức nở khi mọi người viếng mộ chị Võ Thị Sáu, khi nghe tiếng hát cất cao: “ Chị Sáu đã hi sinh rồi...”.
 
Đoạn kết của bài: “Mùa hoa Lêkima nở...” là trở lại một không khí bình dị với những hy vọng và ước mơ:
 
...” Dù hoa Lêkima nở
Mồ xanh vẫn còn nức nở.
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền.
Đêm đến bao giờ sáng...?”
 
Đoạn này có lúc bị sửa lại:
 
Mùa hoa Lêkima nở
Đẹp thêm quê miền đất đỏ..
 
Tôi không rõ ai đã sửa và sửa như vậy là làm mất nét đặc trưng của bài hát, ra đời trong những ngày đất nước bị chia cắt, niềm hi vọng khát khao của đồng bào cả hai miền “Đêm đến bao giờ sáng... Cái xúc động rất chân thực ấy là sự trọn vẹn của ý tưởng tác phẩm. Nhiều khi ta cứ vì ngày hôm nay, vì những lí do thời sự mà sửa những dấu ẩn của lịch sử cũng là làm mất lịch sử và mất cả sự sống của tác phẩm. Một tác phẩm sống được nhờ vào tính trung thực, sự gắn bó với hiện thực, sửa một chút mà không sợ nhấc ra khỏi đất cái cây đang sống xanh tươi ư?
 
(Bài viết đăng trên Tạp chí Ầm nhạc và Thời đại số quý 4 năm 2003)
 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây