© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì II, Âm Nhạc 8

Thứ bảy - 13/04/2019 14:47
Đề kiểm tra học kì II, Môn Âm Nhạc 8, gồm 2 phần: Lý thuyết và thực hành, có đáp án
A. Lí thuyết: 
1/ Nêu khái niệm về nhịp 6/8? Cho ví dụ?
2/ Viết công thức cấu tạo gam thứ? Biễu diễn gam thứ trên khuông nhạc?
3/ Nêu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn ?
4/ Chép lời ca (đoạn 1 và lời 1) bài hát Ngôi nhà của chúng ta (Nhạc và lời: Hình Phước Liên)?
5/ Thế nào là hình thức hát bè? Kể tên một số bài hát có thể trình bày bằng hình thức hát bè?                        

B- Thực hành: Học sinh bốc thâm và thực hiện một trong những yêu cầu sau: 
1/ Đọc đúng cao độ, trường độ và hát thuộc lời ca bài:
+ Tập đọc nhạc: TĐN Số 6;
                           TĐN Số 7;
                           TĐN Số 8;                            
2/ Hát thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát:
+ Khát vọng mùa xuân;
+ Nổi trống lên các bạn ơi!;
+ Ngôi nhà của chúng ta;
+ Tuổi đời mênh mông
.
 
----------------------------- 
ĐÁP ÁN
 

A- Lí thuyết:
1/ Khái niệm nhịp 6/8: Mỗi nhịp có 6 phách, mỗi phách bằng hình nốt móc đơn. Mỗi nhịp có 2 trọng âm, trọng âm thứ nhất nhấn vào phách thứ nhất, trọng âm thứ hai nhấn vào phách thứ tư.
Ví dụ: Học sinh kẽ khuông nhạc cho ví dụ đảm bảo mỗi nhịp đủ 6 phách, giá trị mỗi phách bằng hình nốt móc đơn.
2/ Công thức cấu tạo gam thứ:
             I      II     III     IV    V     VI    VII    (I)
 
              1c -  1/2c – 1c  - 1c -  1/2c –  1c - 1c
 
3/ Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10-3-1929, quê ở Hà Nội. Ông vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ. Tháng 8-1945 ông tham gia kháng chiến và bắt đầu viết bài hát đầu tiên Ca ngợi cuộc sống mới. Âm nhạc của ông phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ tình mềm mại, sâu sắc. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật
4/. NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA
                            (Nhạc và lời: Hình Phước Liên)
            Ngôi nhà chung của chúng ta là Trái Đất màu xanh bao la. Ngôi nhà chung của chúng ta là Trái Đất màu xanh hiền hòa.
            Mặt trời lên cho ta nắng mai, và biển luôn ngân nga sóng reo. Dòng sông trắng, cánh rừng xanh dệt nên nhưng bức tranh đẹp xinh. Hạt sương lung linh trên cánh hoa, một giọng chim trong veo thiết tha. Ngọn lửa ấm hòn sỏi con cùng như muốn hát chung một lời.
5/ Hát bè: Là khi hát phải có từ 2 người trở lên, hát bè bao giờ cũng có bè chính và bè phụ. Các giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc giống nhau, có lúc khác nhau. Mỗi bè có sự độc lập nhất định nhưng phải kết hợp hòa quyện chặt chẽ với nhau, bè phụ hổ trợ cho bè chính tạo nên âm thanh đầy đặn, nhiều màu vẽ…
- Một số bài hát có thể trình bày bằng hình thức hát bè: Tiếng chày trên sóc Bom-bo; Nổi trống lên các bạn ơi!; Hành khúc tới trường; Tiếng hát giữa rừng Pắc-Pó...
 
B- Thực hành: Học sinh bốc thâm và thực hiện một trong những yêu cầu sau: 
1/ Đọc đúng cao độ, trường độ và hát thuộc lời ca bài:
+ Tập đọc nhạc: TĐN Số 6;
                           TĐN Số 7;
                           TĐN Số 8;                           
2/ Hát thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát:
+ Khát vọng mùa xuân;
+ Nổi trống lên các bạn ơi!;
+ Ngôi nhà của chúng ta;
+ Tuổi đời mênh mông.
Học sinh thực hiện cả 2 phần lý thuyết và thực hành đạt:
            Từ 5-6  điểm: Đạt TBình
            Từ 7-8  điểm: Đạt Khá
            Từ 9-10  điểm: Đạt Giỏi
(Kiểm tra thực hành theo nhóm)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây