© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Công Dân 10 - Bài 10. Quan niệm về đạo đức

Thứ hai - 07/10/2019 12:57
Tóm tắt kiến thức cần nhớ, Giáo Dục Công Dân 10 - Bài 10. Quan niệm về đạo đức
1. Quan niệm về đạo đức
a. Đạo đức là gì?
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội.
- Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Khi nói đến đạo đức cần chú ý:
+ Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+ Mang tính tự giác.
+ Hành vi đạo đức phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, yêu cầu của xã hội.
- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội nên:
+ Đạo đức mang tính giai cấp.
+ Quan niệm đạo đức cũng thay đổi theo sự phát triển của lịch sử.
+ Đạo đức mang tính dân tộc.

b. Phân biệt đạo đức, pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người
- Giống nhau: Đều điều chỉnh hành vi của con người.
- Khác nhau: Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người.

2. Vai trò của đạo đức
a. Vai trò của đạo đức đối với cả nhân
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách. Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích... Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa.

b. Vai trò của đạo đức đối với gia đình
- Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo nên sự ổn định, vững chắc của gia đình.
- Sự vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức thường dẫn đến gia đình tan vỡ.

c. Vai trò của đạo đức đối với xã hội
Đạo đức là cơ sở, nền tảng của một xã hội phát triển bền vững.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây