© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Giáo Dục Công Dân 11

Thứ tư - 21/12/2022 08:10
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Giáo Dục Công Dân 11
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Giáo Dục Công Dân 11, phần trắc nghiệm, có đáp án. Mời các em cùng ôn luyện để thi tốt học kì 1 nhé!

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, môn: GDCD 11

Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. Tạo ra của cải vật chất.                             
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.
D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.

Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội.                      
B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. Giúp con người có việc làm.                  
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 3: sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội.             
B. Số lượng hang hóa trong xã hội
C. Thu nhập của người lao động.         
D. Việc làm của người lao động.

Câu 4: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.                        
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.                 
D. Cơ sở vật chất.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.                
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.                     
D. Máy móc hiện đại.

Câu 6: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.               
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.                     B. Than.              
C. Sân bay.                     D. Nhà xưởng.

Câu 8: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động.             
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.                         
D. Nguyên liệu lao động.

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong ngành May mặc?
A. Máy may.      B. Vải.           C. Thợ may.      D. Chỉ.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là đối tượng lao động trong nghành Xây dựng?
A. Xi măng.      B. Thợ xây.             C. Cái bay.      D. Giàn giáo.

Câu 11: Trong bài thơ "Bài ca vỡ đất" nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: "Bàn tay làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" Theo em “sỏi đá” mà nhà thơ nhắc đến là yếu tố nào sau đây?
A. Đối tượng lao động.           
B. Công cụ lao động.
C. Sản phẩm lao động.           
D. Tư liệu lao động.

Câu 12: Khi thăm quan làng lụa Vạn Phúc, Hà Nội. Hùng thắc mắc: Không biết vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ngành công nghiệp dệt? Nếu là hướng dẫn viên du lịch em sẽ chọn đáp án nào giúp Hùng?
A. Sợi để dệt vải        B. Tủ để vải.       C. Máy dệt vải.         D. Kéo cắt vải.

Câu 13: Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó?
A. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất.
B. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất.
C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất.
D. Chức năng cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất.

Câu 14: Hoạt động nào sau đây được coi là lao động ?
A. Anh B đang xây nhà.          B. Ong đang xây tổ.
C. M đang nghe nhạc.               D. Chim tha mồi về tổ.

Câu 15: Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?
A. Hai điều kiện  B. Bốn điều kiện     C. Ba điều kiện    D. Một điều kiện

Câu 16: Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. Giá trị và giá cả         
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng     
D. Giá trị và giá trị sử dụng

Câu 17: Giá trị của hàng hóa là
A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
C. Chi phí làm ra hàng hóa
D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Câu 18: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng
B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán
C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được
D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng

Câu 19: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Điện      B. Nước máy          C. Không khí      D. Rau trồng để bán

Câu 20: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con      B. 20 con                C. 15 con      D. 3 con

Câu 21: Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người
C. Cơ sở của giá trị trao đổi
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Câu 22: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. Giá trị khác nhau             
B. Giá cả khác nhau
C. Giá trị sử dụng khác nhau        
D. Số lượng khác nhau

Câu 23: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng   
B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau
C. Chúng có giá trị bằng nhau                
D. Chúng đều là sản phẩm của lao động

Câu 24: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. Quan hệ giữa người bán và người mua     
B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
C. Giá trị của hàng hóa     
D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận

Câu 25: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. Giá trị trao đổi                B. Giá trị sử dụng
C. Chi phí sản xuất               D. Hao phí lao động

Câu 26: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình
A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người
B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị
C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người
D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị

Câu 27: Bà A bán thóc được 20 triệu đồng. Bà dùng tiền đó gửi tiết kiệm phòng khi những lúc đau ốm. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Phương tiện cất trữ.              
B. Phương tiện lưu thông.
C. Thước đo giá trị.           
D. Phương tiện thanh toán.

Câu 28: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số tiền đó ra vàng để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Thước đo giá trị.            
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ.         
D. Phương tiện thanh toán.

Câu 29: Chị H vừa mua chiếc áo khoác và khoe với bạn rằng áo có chất liệu bền, màu sắc đẹp phù hợp với lứa tuổi, chắc người tạo ra nó có tính thẩm mỹ cao. Vậy nhận xét của chị H về chiếc áo trên của mình đã thể hiện thuộc tính của hàng hoá nào sau đây?
A. Giá trị.          B. Giá cả.           C. Giá trị sử dụng.        D. Lượng giá trị.

Câu 30: Anh T chuẩn bị 32 triệu đồng để mua 01 ti vi, nhưng vào những ngày gần tết đột nhiên sản phẩm này tăng lên 35 triệu đồng. Nếu là anh T, em sẽ lựa chọn cách nào sau đây cho phù hợp với tác động của quan hệ cung - cầu?
A. Đợi ti vi này giảm xuống giá cũ.
B. Vay lãi cao để đủ tiền mua ti vi theo dự định.
C. Mua ti vi khác có chất lượng tương đương.
D. Tiếp tục tích lũy đủ tiền sẽ mua.

Câu 31: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu            B. Do cung > cầu    
C. Do cung < cầu          D. Do cung, cầu rối loạn

Câu 32: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng        
B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định                     
D. Thị trường bão hòa

Câu 33: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ?
A. Cung = cầu      B. Cung > cầu    C. Cung < cầu      D. Cung ≤ cầu

Câu 34: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm                  
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng                 
D. Cung giảm, cầu giảm

Câu 35: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm              
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng                    
D. Cung giảm, cầu giảm

Câu 36: Khi nhu cầu tiêu dùng bia của người dân tăng cao vào dịp tết. Nhà máy bia Hà Nội đã mở rộng sản xuất dẫn đến cung về bia tăng. Đó là nội dung của biểu hiện nào sau đây trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung, cầu tác động lẫn nhau.               
B. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu.               
D. Thị trường chi phối cung, cầu.

Câu 37: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. Một số mặt    
B. To lớn và toàn diện
C. Thiết thực và hiệu quả           
D. Toàn diện

Câu 38: Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì
A. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa
B. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này
C. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác
D. Đó là nhu cầu của xã hội

Câu 39: Chị C bán hàng giầy dép online trên mạng, thấy người mua nhiều nên chị nâng giá bằng cách thông báo với mọi người rằng do chị phải nhập với giá cao hơn trước. Chị C đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.                    
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.                
D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.

Câu 40: Qua tết cổ truyền, nhu cầu về bánh kẹo của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh kẹo để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để
A. thu nhiều lợi nhuận.                        
B. thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
C. tránh bị thua lỗ.               
D. cạnh tranh với các mặt hàng khác

Câu 41: Nhu cầu văn phòng phẩm của học sinh tăng lên vào đầu năm học nên thời điểm này, các nhà sản xuất đã mở rộng sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Các nhà sản xuất đã vận dụng nội dung nào dưới đây hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.          
B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
C. Cung – cầu tác động lẫn nhau.          
D. Cung – cầu bị ảnh hưởng bởi nhà nước.

Câu 42: Chị A ra chợ hỏi chị B về giá Gà thịt. Chị B nói 100 nghìn đồng 1kg. Chị A thỏa thuận khi chị mua 10kg thì bớt xuống còn 95 nghìn đồng/1kg, chị B đồng ý cân gà cho chị A và lấy tiền. Giao dịch giữa chị A và chị B được gọi là
A. quan hệ giá cả.    
B. quan hệ mua bán.
C. quan hệ cung cầu. 
D. quan hệ thị trường.

Câu 43: Mục đích của công nghiệp hóa là
A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn               
B. Tạo ra một thị trường sôi động
C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động       
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại

Câu 44: Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là
A. Công nghiệp hóa                
B. Hiện đại hóa     
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa    
D. Tự động hóa

Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức

Câu 46: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D. Do yêu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội

Câu 47: Công nghiệp hóa là gì
A. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội
B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu
C. Nhu cầu của các nước kém phát triển       
D. Quyền lợi của các nước nông nghiệp

Câu 48: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là
A. Công nghiệp hóa             
B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa              
D. Tự động hóa

Câu 49: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp hóa          B. Hiện đại hóa       
C. Tự động hóa                 D. Trí thức hóa

Câu 50: Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa                B. Nông thôn hóa      
C. Công nghiệp hóa      D. Tự động hóa
 
-----------------------------------
ĐÁP ÁN
 
1.C 2.A 3.A 4.B 5.B 6.D 7.B 8.B 9.A 10.A
11.A 12.A 13.A 14.A 15.C 16.D 17.B 18.C 19.C 20.C
21.A 22.C 23.C 24.B 25.A 26.B 27.A 28.C 29.C 30.C
31.C 32.A 33.B 34.A 35.B 36.A 37.B 38.C 39.B 40.C
41.C 42.C 43.A 44.A 45.B 46.D 47.A 48.B 49.B 50.C

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây