© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn thi học kì 2, môn Giáo dục công dân 10

Thứ ba - 30/06/2020 23:08
Đề cương ôn thi học kì 2, môn Giáo dục công dân 10
Đề cương ôn thi học kì 2, môn Giáo dục công dân 10, chương trình rút gọn do dịch Covid 19 theo sự hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
1. Khái niệm đạo đức? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?
• Khái niệm: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
• Phân biệt đạo đức với pháp luật:
- Giống nhau: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người.
- Khác nhau:
+ Đạo đức: Tự giác thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.
+ Pháp luật: Bắt buộc thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị pháp luật cưỡng chế.

2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội? Liên hệ và vận dụng vào thực tế cuộc sống hiện nay?
a. Đối với cá nhân:
* Các chuẩn mực:
- Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
* Vai trò đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân:
- Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
- Giúp con người có năng lực sống thiện, sống có ích .
- Làm cho con người cống hiến nhiều hơn cho gia đình, quê hương, đất nước.

b. Đối với gia đình:
*Các chuẩn mực:
- Hiếu thảo, kính trên nhường dưới
- Thuận vợ thuận chồng,...
* Vai trò: đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình; đạo đức tạo điều kiện cho gia đình phát triển bền vững.

c. Đối với xã hội:
* Các chuẩn mực: lòng yêu nước
* Vai trò: nếu ví xã hội là cơ thể sống thì đạo đức được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy.

3. Khái niệm cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?
• Khái niệm: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
• Vai trò của công đồng đối với cuộc sống của con người.
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

4. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
+ Nhân nghĩa
+ Hoà nhập
+ Hợp tác
+ Liên hệ và vận dụng trách nhiệm của thanh niên học sinh vào thực tế đời sống hiện nay.
* Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện nhân nghĩa:
+ Trân trọng, thương yêu con người.
+ Cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác
+ Biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Ý nghĩa nhân nghĩa:
+ Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
+ Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Nét đặc trưng truyền thống nhân nghĩa của dân tộc VN: các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, khai sáng nền văn hoá của dân tộc, của cộng đông và từng dòng họ.
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn mọi người
+ Cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo.
+ Kính trọng, biết ơn các anh hùng dân tộc, người có công với đất nước.
b. Hòa nhập
- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
-Ý nghĩa:
- Thanh niên học sinh cần phải:
+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
+ Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác
c. Hợp tác
-Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
-Biểu hiện:
+ Cùng bàn bạc
+ Phối hợp nhịp nhàng
+ Biết về nhiệm vụ của nhau
+ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau.
- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
- Mức độ và cấp độ: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.
- Trách nhiệm thanh niên học sinh:
+ Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ
+ Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau.
+ Biết đánh giá, rút kinh nghiệm.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây