© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì I môn GDCD 8 (Đề số 7)

Thứ sáu - 18/11/2016 02:06
Đề kiểm tra học kì I môn GDCD 8, đề số 7, gồm trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án đầy đủ.
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
 
Câu 1: Câu tục ngữ thể hiện lối sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là:
A. Rủ nhau làm phúc chớ giục nhau đi kiện.
B. Gắp lửa bỏ tay người.
C. Lỗi người thì thổi cho to, lỗi mình thì lo bưng bít.
D. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào.
 
Câu 2: Việc làm trái với nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
A. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố.
B. Lấy vợ, chồng sớm.
C. Mỗi gia đình đều thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
D. Học sinh tham gia phòng chống HIV/AIDS ở trường và địa phương.
 
Câu 3: Việc làm thể hiện tính kỉ luật là:
A. Nhân dân tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Học sinh tham gia thảo luận nội quy nhà trường.
C. Học sinh đi học đúng giờ.
D. Công nhân kiến nghị với Ban giám đốc nhà máy tăng lương cho người lao động.
 
Câu 4: Trong các ý kiến sau, ý kiến đúng là:
A. Tình bạn là tình cảm giữa hai người với nhau và chỉ hai người mà thôi.
B. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có giữa những người khác giới.
C. Bạn bè là phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
 
Câu 5: Hành vi thể hiện lao động sáng tạo là:
A. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã nói.
B. Trong giờ học các môn khác, Lân thường đem bài tập toán ra làm.
C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách làm bài khác nhau trong học tập.
D. Đang là sinh viên, song anh Quân thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm.
 
Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai về biện pháp giúp ta bảo đảm an toàn, tránh được tai nạn khi tham gia giao thông:
A. Né tránh những hành vi vi phạm pháp luật.
B. Tự giác chấp hành Luật Giao thông.
C. Không coi thường hoặc cố ý vi phạm Luật Giao thông.
D. Phải học tập để hiểu pháp luật và an toàn giao thông.
 
Câu 7: Người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm2 trở lên phải:
A. 14 tuổi trở lên.
B. 16 tuổi trở lên.
C. 18 tuổi trở lên.
D. 20 tuổi trở lên.
 
Câu 8: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta xuất hiện dưới thời:
A. Thời Nguyễn.
B. Thời Trần.
C. Thời Lê.
D. Thời Lí.
 
Câu 9: Trong những ý kiến sau theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Đánh dấu X vào cột tương ứng. (1 điểm).
Các ý kiến Đúng Sai
- Những thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững. 
- Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập. 
- Tình bạn giữa những người khác giới ở độ tuổi (13 - 20) khó duy trì hơn so với tình bạn giữa những người cùng giới. 
- Cần tiếp thu và làm theo những điều tốt đẹp của các dân tộc. 
 
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì? Biện pháp để xây dựng nếp sông văn hóa cộng đồng dân cư? Là học sinh, theo em cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư?
 
Câu 2 (1 điểm): Em có suy nghĩ gì về việc những bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và đã có những người thành đạt?
 
Câu 3 (2 điểm): Cho tình huống sau.
Ông nội Minh ở quê ra chơi, cả nhà vui vẻ đón tiếp ông. Bố mẹ mua quần áo, thức ăn ngon và đưa ông đi thăm cảnh đẹp nhiều nơi. Riêng Minh rất khó chịu vì luôn phải nhắc ông: bỏ dép ra ngoài cửa, không nói to, không tắt điện, mở tivi xem những chương trình mà Minh không thích...
 
Hỏi: Em hãy cho biết ý kiến của mình về thái độ của Minh?
 
------------HẾT-----------
 


ĐÁP ÁN


I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C D C A B D
 
 
Câu 9: Trong những ý kiến sau theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? (1 điểm).
Các ý kiến Đúng Sai
- Những thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững. (X)
- Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.  (X)
- Tình bạn giữa những người khác giới ở độ tuổi( 13- 20) khó duy trì hơn so với tình bạn giữa những người cùng giới. (X)
- Cần tiếp thu và làm theo những điều tốt đẹp của các dân tộc.  (X)
 
II. Tự Luận (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
+ Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa ngày càng lành mạnh, phong phú như: giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
+ Biện pháp xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư:
- Mọi người dân đều tìm hiểu, học tập và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần lành mạnh, phong phú.
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khỏe.
- Mọi người đoàn kết, có tinh thần tương thân tương ái.
- Vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
- Giữ gìn trật tự an ninh, thực hiện đúng pháp luật, thực hiện đúng quy ước của cộng đồng dân cư.
- Làm tốt các hoạt động xã hội: hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa;
- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mĩ tục trong nhân dân.
+ Là học sinh, để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư em cần làm:
- Chăm chỉ học tập, trau dồi đạo đức để xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
- Có ý thức tham gia tốt các hoạt động chính trị xã hội, quan tâm giúp đỡ mọi người những lúc khó khăn.
- Tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Đấu tranh với những hiện tượng mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu nặng nề.
- Có cuộc sống lành mạnh.
 
Câu 2 (1 điểm): Đối với những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người thành đạt, chúng ta phủi cảm thông, chia sẻ và khâm phục ý chí tự lập của họ. Họ là những người đáng trân trọng và ca ngợi.
Vì thế, cần có những tổ chức, cá nhân và Nhà nước giúp đỡ tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn.

Câu 3 (2 điểm): Cho tình huống sau.
Thái độ của Minh không tốt, không tôn trọng và không hiếu thảo với ông nội; hành vi của Minh vi phạm về đạo đức và còn vi phạm pháp luật về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây