Câu hỏi ôn tập trang 37.
1. Trồng trọt có vai trò và triển vọng như thế nào trong nền kinh tế nước ta
Trả lời:
Trồng trọt có vai trò và triển vọng như thế nào trong nên kinh tế nước ta:
- Phát triển ứng dụng công nghệ cao
- Canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Ở địa phương em, nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt đang phát triển? Nghề này thể hiện những đặc điểm cơ bản nào của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt?
Trả lời:
+ Ở địa phương em, nghề đang phát triển trong lĩnh vực trồng trọt là nghề trồng lúa nước.
+ Nghề này thể hiện những đặc điểm cơ bản của của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt đó là: Phải am hiểu về cách trồng lúa nước, chăm sóc cây , làm việc ngoài trời, có kiến thức, kĩ năng trồng trọt và sử dụng các dụng cụ lao động thô sơ như liềm, cuốc cũng như máy móc hiện đại như máy cày, máy cắt.
3. Hãy kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở nước ta. Vì sao cây lương thực được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Một số nhóm cây trồng phổ biến ở nước ta:
+ Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,...
+ Cây ăn quả: cam, bưởi, táo, đào,...
+ Cây lấy gỗ: bạch đằng, tùng,...
+ Rau: rau lang, rau muống, bắp cải, xà lách, tía tô,...
+ Cây cảnh: hoa đào , hoa mai,...
+ Cây lương thực được trồng nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì ở đây thời tiết thuận lợi, có nhiều phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào giúp cây lương thực phát triển tốt.
4. Hãy nêu ưu và nhược điểm của từng phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
Trả lời:
|
Độc canh |
Xen canh |
Luân canh |
Tăng vụ |
Ưu điểm |
+ Tối đa hoá hiệu quả
+ Tập trung chuyên môn hoá
+ Tăng cơ hội cạnh tranh (vì sản phẩm được thu nhiều nên bán với giá thấp) |
+ Tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng, tăng thêm thu hoạch.
+ Giảm sâu bệnh |
+ Tăng độ phì nhiêu cho đất
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Điều hòa chất dinh dưỡng cho cây.
+ Giảm sâu bệnh phá hoại |
Tăng thêm sản phẩm thu hoạch |
Nhược điểm |
+ Làm giảm độ phì nhiêu của đất.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
+ Tăng nhu cầu về nước.
+ Đa dạng sinh học bị suy thoái. |
+ Một số cây cao che mất sự tiếp xúc của các cây thấp (chủ yếu họ Lạc)
+ Thu hẹp diện tích đất |
+ Mất khá nhiều công sức
+ Thời gian tìm tòi,các yếu tố hợp lí (chống sâu bệnh của mỗi loại ) |
Không có nhược điểm nào quá sức ảnh hưởng đến đời sống cây trồng |
5. Trồng trọt công nghệ cao sử dụng phương thức canh tác nào là chủ yếu? Vì sao?
Trả lời:
Trồng trọt công nghệ cao sử dụng phương thức canh tác độc canh là chủ yếu. Vì phương thức canh tác độc canh còn nhiều hạn chế, áp dụng công nghệ cao chủ yếu cho phương thức này để nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh chất lượng và năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
6. Trồng trọt công nghệ cao có đặc điểm gì? Hãy cho biết ưu và nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao?
Trả lời:
- Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao:
+ Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học,..
+ Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao.
+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hóa.
- Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao:
+ Tiết kiệm diện tích đất trồng
+ Tránh việc lây lan sâu bệnh
+ Cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài
+ Đảm bảo cây có thể phát triển tốt
+ Cung cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết
+ Điều kiện ánh sáng hợp lý
+ Điều khiển tự động
+ Giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể
+ Chống thất thoát nước
+ Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây.
- Nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao:
+ Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất định.
+ Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn.
+ Điều kiện khí hậu thời tiết, khí hậu, đất đai chưa thực sự thuận lợi dẫn đến tâm lý sợ rủi ro.
+ Chi phí đầu tư lớn => giá thành sản phẩm cao => khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường
7. Ở địa phương em, phương thức canh tác nào đang sử dụng phổ biến? Vì sao nó lại được sử dụng phổ biến?
Trả lời:
Ở địa phương em, mọi người thường trồng cây lương thực: lúa, ngô, lạc; các loại cây ăn quả: cam, bưởi, vải, ổi, xoài, nhãn; các loại rau: rau muống, rau cải, rau mồng tơi.
Mọi người đã biết áp dụng các phương pháp xen canh, luân canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng. Nó được sử dụng phổ biến, vì đất ở địa phương em còn hạn chế mà nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm khác nhau cao. và so vói các loại cây khác thì những loại cây này mang lại lợi ích kinh tế cao hơn
8. Nêu mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
(1) Xác định được vùng đất phù hợp với điều kiện thích nghi của cây trồng
(2) Vệ sinh đất trồng:
+ Tàn dư cây trồng đã được thu dọn.
+ Đất sạch cỏ dại.
(3) Làm đất và cải tạo đất:
+ Đất được cày cuốc, xới, trộn đều, tơi xốp, thoáng khí, bằng mặt;
+ Luống thẳng, phẳng, có rãnh thoát nước, tiêu độc;
+ Khoảng cách giữa các mô phù hợp với loại cây trồng;
+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con bén rễ;
+ Đảm bảo đất đã được khử phèn, khử mặn, bằng cách rắc vôi, phơi đất tầm 7-10 ngày
Bước 2: Chuẩn bị giống cây trồng
(1) Lựa chọn giống để gieo trồng:
+ Hạt giống: kích thước hạt đồng đều,chắc, không bị sâu bệnh, không lẫn với giống khác.
+ Cây con: cây khỏe, đồng đều, không sâu bệnh.
(2) Xử lí giống trước khi gieo trồng:
+ Hạt giống: Đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ hoặc nhủ mầm.
+ Cây con: không còn cành cỏ lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc đổi màu bất thường.
(3) Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con:
+ Đảm bảo đủ số lượng hạt giống/ cây con trên diện tích đất trồng.
Bước 3: Gieo trồng
(1) Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng:
+ Thời vụ gieo trồng phù hợp với hạt giống/ cây con dự định trồng: Thường mỗi loại cây trồng sẽ thích hợp với trong một vài khoảng thời gian trong năm. Người ta phải dựa vào đó để tiến hành gieo trồng.
+ Xác định phương tiện, cách thức gieo trồng.
(2) Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng:
+ Hạt giống/cây con khỏe, không sâu, bệnh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần).
+ Đất đủ ẩm, tơi xốp.
(3) Tiến hành gieo trồng:
+ Khoảng cách các hạt/ cây đều nhau.
+ Độ sâu khi đặt hạt giống/cây con phù hợp với giống cây. Phải đảm bảo khoảng cách giữa các cây đủ thoáng
Bước 4: Chăm sóc cây
(1) Tỉa dặm cây: Đảm bảo khoảng cách giữa các hàng, giữa các cây và mật độ cây như ban đầu.
(2) Làm cỏ, vun xới:
+ Đất sạch cỏ dại, không có sâu bệnh, có thể là vun luống ( nếu cần)
+ Đất tơi xốp
(3) Bón phân thúc:
+ Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối, phù hợp với giống cây trồng.
(4) Tưới nước, tiêu nước:
+ Tưới nước đầy đủ và kịp thời
+ Tiêu nước kịp thời và nhanh chóng.
(5) Phòng trừ, sâu bệnh:
+ Cây không bị sâu, bệnh
+ Lá nguyên vẹn
+ Thân không bị sâu đục
+ Cây không bị héo do thối rễ.
Bước 5: Thu hoạch
(1) Kiểm tra sản phẩm cây trồng: Sản phẩm đạt độ chín, kích thước, độ tuổi,... tùy loại cây trồng.
(2) Tiến hành thu hoạch: Đúng thời điểm, nhanh, hạn chế rơi vãi.
9. Trình bày yêu cầu kĩ thuật của từng bước trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị giá thể giâm cành:
+ Giá thể phải phù hợp với giống cây trồng, phải tơi xốp, đảm bảo đủ độ ẩm, đủ chất dinh dưỡng để giâm cành sinh rễ, không có sâu, bệnh hại.
+ Lượng đất vừa đủ.
Bước 2: Chuẩn bị giâm cành
+ Cành giâm phải được lấy từ cây mẹ khỏe, không mang mầm bệnh
+ Cành được chọn phải trong giai đoạn phát triển, không quá non, không quá già.
+ Cắt cành giâm thành từng đoạn có độ dài 15 - 20cm; cắt vát và tỉa bớt lá.
Bước 3: Giâm cành vào giá thể
+ Cắm cành giâm vào giá thể hoặc vào luống đảm bảo đầu già hơn được cắm vào giá thể.
+ Cành được giâm hơi chếch so với mặt đất trồng.
+ Khoảng cách giữa các cành đều nhau
Bước 4: Chăm sóc cành giâm
+ Thường xuyên tưới nước. Bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển, phòng trừ sâu bệnh hại -> Cây phát triển tốt không bị sâu bệnh hại.
+ Cần đảm bảo dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp
+ Khi cành chưa sinh rễ (tránh ánh nắng soi trực tiếp vào cành giâm)
10. Em hãy nêu một loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Vì sao người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó?
Trả lời:
Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành như: cây mía, cây sắn, hoa giấy, rau muống, khoai lang, mồng tơi ..
Người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó vì cành của những loại cây đó có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. Giâm cành có nhiều ưu điểm như:
+ Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
+ Các cây giống với số lượng nhiều, đảm bảo cho quá trình sản xuất hiệu quả.
+ Thời gian nhân giống nhanh.
+ Từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu có thể nhân nhiều giống mới
11. Vì sao mô hình canh tác hữu cơ ngày càng được quan tâm?
Trả lời:
- Mô hình canh tác hữu cơ ngày càng được quan tâm vì để khắc phục các thách thức về: vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người, đất đai bạc màu, bùng phát sâu bệnh do sự phá huỷ hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất => tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
- Lợi ích của mô hình canh tác hữu cơ:
+ Gieo trồng cây từ những nguồn dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên
+ Giảm tác động của thuốc trừ sâu và hóa chất
+ Phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất
+ Thân thiện với môi trường, không gây ra ô nhiễm môi trường
+ Giảm mức độ xói mòn đất
+ Giảm thiểu tác động đến khí hậu
+ Giữ nước và dinh dưỡng nước
+ Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm
+ Tạo ra một nguồn thực phẩm đáng tin, an toàn cho sức khỏe người sử dụng
+ Kéo dài tuổi thọ sản phẩm
+ Khuyến khích sự phát triển của đa dạng sinh học
12. Cần thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong trồng trọt?
Trả lời:
+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học. Khi bón phân hay dùng thuốc thì người dùng cần đeo găng tay, đồ bảo hộ
+ Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.
+ Xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.