© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 10, bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi.

Thứ hai - 25/12/2017 20:44
Bài giảng Công nghệ 10, bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi.
I. MỤC TIÊU:
            1. Kiến thức:
            Sau bài này học sinh phải:
            + Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
            + Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.
            2. Kỹ năng:
            - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
            3. Thái độ:
            - Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp + diễn giảng.
III. PHƯƠNG TIỆN:
            1. Chuẩn bị của thầy:
            - Nội dung sgk và thông tin bổ sung
            - Tranh ảnh vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau.
            2. Chuẩn bị của trò:
            - xem nội dung bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
            1. Ổn định  - kiểm tra bài cũ:
   - Phân biệt sinh trưởng và phát dục? sinh trưởng, phát dục tuân theo quy luật nào? Tìm hiểu quy luật sinh trưởng và phát dục của vật để làm gì?
            2. Mở bài:
   - Muốn có vật  nuôi tốt, một khâu kỹ thuật  rất quan trọng trong chăn nuôi là chọn lọc giống vật nuôi. Vậy muốn chọn 1 con  giống tốt, người chăn nuôi phải làm thế nào?
            3. Phát triển bài:
 
NỘI DUNG BÀI HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 
 
I. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHỌN LỌC VẬT NUÔI.
 
1. Ngoại hình, thể chất:
   a. Ngoại hình: là hình dáng bên ngoài của vật nuôi.
   b. Thể chất: là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi.
2. Khả năng sinh trưởng và phát dục: được dánh giá bằng tốc độ tăng trọng và mức tiêu tốn thức ăn.
3. Sức sản xuất: là mức độ sản xuất ra sản phẩm.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Chọn giống là quá trình chọn lọc nhân đạo, mục đích là chọn những con vật tốt nhất để làm giống (thịt, trứng, sữa... )
+ Giống tốt phải chọn giống theo các tiêu chuẩn nào?
 
+ Phân biệt các khái niệm? Ngoại hình, thể chất sức sản xuất... cho ví dụ.
Thể chất: VD
- Thô: Da khô cơ xương phát triển, mở ít, thường dùng để cày.
- Thanh: da mỏng, xương nhỏ, chân nhỏ, đầu thanh... bò sữa.
- Săn: Hình dáng có góc có cạnh, khớp xương nổi rõ, da thịt cứng cáp, xương chắc, mở ít => cày, kéo.
- Cổi: Mở dày, nội tạng có nhiều mở bao, da nhão mềm, thịt không rắn, xương không chắc, nuôi lấy mở và thịt (lợn hướng mở)
- Chúng ta thường gặp loại thể chất phối hợp: Thô săn, thô sổi, thanh sản, thanh sổi.
 
 
 
 
 
 
 
 
- Ngoại hình, thể chất, khả năng  sinh trưởng và phát dục, sức sản xuất...
  + Lợn landrat: lông trắng, tai to, cụp, dài chân cao, nạc nhiều.
  + Lợn mống cái: Có mảng  đen bên hông.
  + Bò hướng thịt: Thân hình chữ nhật, thân sau và rộng, cơ phát triển.
  + Bò sữa: Mông to, vú phát triển, cơ không phát triển.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI:
  Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
- Đối tượng
- Thường áp dụng
- Cách tiến hành
+ CL theo tổ tiên
+ CL đặc điểm.
+ KT: đời sau
+ ĐK Clọc
- Ưu điểm.
 
 
- Khuyết điểm
- Vật nuôi cái sinh sản.
- Chọn nhiều vật nuôi cùng lúc
 
- Không
- Có
 
- Không
 
- Ngay trong điều kiện sx
 
- Nhanh, đơn giản dễ làm
 
 
- Hiệu quả chọn lọc không cao
- Con đực giống.
- Cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao.
- Có
- Có
 
- Có
 
- Trong đk tiêu chuẩn.
- K T kiểu hình, gen CLKT cao, tin cậy.
- Tiến hành ở các TT giống, với chăn nuôi gia đình khó thực hiện
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.
+ Tại sao hiệu quả chọn lọc không cao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm với nội dung bảng.
 
- KT bên ngoài, chưa KT được KG.

4. Củng cố:
Chọn giống căn cứ vào các cơ quan trên cơ thể con vật
Câu 1: Ghép cột chọn con gà tốt.
1. mắt               a. To, thẳng, cân đối
2. Chân            b. Dài rộng
3. Lông             c. Khép kín
4. Mỏ                d. Sáng, không có khuyết tật.
Câu 2: Ghép cột chọn con lợn tốt:
1. Lông                a. Nở nang
2. Lưng                b. Dài rộng.
3. Vai                  c. Thưa, bóng, mượt, đặc trưng của giống.
4. Số lượng vú    d. Thẳng, chắc, khỏe.
5. Chân               e. Có trên 12 vú, không có vú kẹ.
5. Dặn dò: Học bài, xem bài 24 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây