© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 10, bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạt.

Thứ hai - 25/12/2017 02:25
Bài giảng Công nghệ 10, bài 5: Thực hành xác định sức sống của hạt.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh phải.
- xác định được sức sống của hạt một số  cây trồng nông nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự
3. Thái độ:
- Thực hiện đúng qui trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II. Phương pháp 
III. Phượng tiện:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Pha thuốc thử.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
- Làm thử trước.
2. Chuẩn bị của trò.
- Đem hạt giống (hạt bắp)
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân công vị trí các nhóm thực hành.
- Phân phát dụng cụ cho  các nhóm.
3. Giới thiệu bài mới:
Để đánh giá chất lượng hạt giống cây trồng, người ta tiến hành kiểm tra sức sống của hạt. Hôm nay chúng ta cùng làm quen với (các) phương  pháp  xác định sức sống của hạt thông qua công tác thực hành.
 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn qui trình thực hành.
a) Giới thiệu phương tiện thực hành.
Chúng ta tiến hành kiểm tra, xác định sức sống của hạt bằng thuốc thử. Thuốc thử đã pha sẵn. Mỗi nhóm sẽ được chia 50 hạt giống. Thuốc thử dùng chung cho cả lớp. Dùng ống hút để lấy
-          Hộp pêtri  đựng hạt giống ngâm trong thuốc thử.
-          Rẹp để giữ hạt khi cắt.
-          Dao  cắt cần cần sắc.
-          Lam kính làm bàn phải sạch và khô.
-          Giấy  thấm làm sạch hạt.
b) Quy trình thực hành: Thực hiện theo 5 bước.
+ Bước 1: Lấy mẫu: 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch rồi  đặt vào hộp  pêtri cũng được lau sạch.
+ Bước 2: Dùng ống hút lấy thuốc  thử cho vào hộp pêtri cho đến khi ngập hạt giống. ngâm trong 10, - 15’.
+ Bước 3: Dùng kẹp gắp hạt giống ra giấy thấm, sau đó dùng giấy thấm lau sạch hạt.
+ Bước 4: Dùng kẹp cặp chặt hạt để trên lam kính, dùng dao cắt ngang hạt rồi quan sát nội nhũ, nếu nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết ; không nhuộm màu là hạt sống.
+ Bước 5: Xác định sức sống của hạt. Đếm số hạt nhuộm màu và không nhuộm màu ở bảng theo dõi. Tính tỷ lệ sống: A% = B/C x 100% (B= số hạt giống = số hạt không nhuộm màu) ( C: tổng số hạt thử  (50)
* Nhắc nhở: Bài thực hành có sử dụng hoá chất, xếp tập gọn gàng. Khi thực hành khéo, tránh đổ vỡ.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên phát hạt giống cho các nhóm.
- Giáo viên theo dõi học sinh làm thực hành nhắc nhở thực hiện đúng quy trình, giữ vệ sinh nơi làm việc.
* Hoạt động 3:: Tổng kết bài thực hành.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên ghi kết quả thực hành của các nhóm.
Giáo viên đánh giá về tỷ lệ sống.
* Kết thúc tiết học:
Giáo viên  nhận xét về ý thức tổ chức kỷ luật và vệ sinh phòng học.
- Thu báo cáo thực hành.
- Học sinh ghi tóm tắt qui trình thực hành vào vở.
 
- Học sinh chú ý lau sạch nếu còn thuốc thử tính trên hạt, khi cắt  nội nhũ quan sát à không chính xác.
- Khi thực hành: 1 em cắt hạt, các em khác quan sát và ghi vào 2 cột: hạt nhuộm màu và hạt không nhuộm màu: bằng cách mỗi hạt 1 gạch. cắt và quan sát đủ 50 hạt.
 
 
 
- Học sinh nhận hạt giống và tiến hành thực hiện theo các bước  đã hướng dẫn, kẻ bảng tính tỷ lệ hạt giống và bảng đánh giá kết quả.
 
- Mỗi nhóm cử 1 học sinh lên báo cáo kết quả: số hạt nhuộm màu, số hạt không nhuộm màu
 
- Học sinh thu dọn vệ sinh, sắp xếp lại dụng cụ học tập.
- Vệ sinh phòng học
           
 Bảng ghi kết quả thực hành của các nhóm:
 
Nhóm Số hạt bị nhuộm màu Số hạt không bị nhuộm màu Tỷ lệ sống
1        
2        
3        
4        
 
            5. Xem bài mới và ôn lại kiến thức về nuôi cấy mô ở lớp 9 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây