© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng Công nghệ 7, bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.

Thứ năm - 21/12/2017 04:19
Bài giảng Công nghệ 7, bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    _ Hiểu được thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào.
    _ Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
2. Kỹ năng:
    _ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích .
    _ Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ.
3. Thái độ:
Có ý thức trong việc lựa chọn thức ăn cho vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
    _ Bảng 5, 6 SGK phóng to.
    _ Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
          Xem trước bài 38.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
    _ Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
    _ Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
3. Bài mới:
    a. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
         Sau khi thức ăn được vật nuôi tiêu hóa, có thể vật nuôi sẽ hấp thụ để tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc… Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
      b. Vào bài mới:

* Hoạt động 1: Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
           
TG  Hoạt động của giáo viên  Hoạt động của học sinh Nội dung
15
phút
_ Giáo viên treo bảng 5, chia nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hóa được cơ thể hấp thụ ở dạng nào?
 
 
 
 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.2, thảo luận nhóm để điền vào chỗ trống dựa vào bảng trên.
 
+ Loại thành phần dinh dưỡng của thức ăn nào sau khi tiêu hóa không biến đổi? Vì sao?
+ Tại sao khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi các thành phần dinh dưỡng của thức ăn lại biến đổi?
+ Khi cơ thể vật nuôi cần glyxerin và axit béo thì cần thức ăn nào? Vì sao?
+ Hãy cho một số ví dụ về thức ăn mà khi cơ thể hấp thu sẽ biến đổi thành đường đơn.
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh chia nhóm, quan sát, thảo luận và trả lời:
 
=> Các thành phần dinh dưỡng sau khi tiêu hoá biến đổi thành các dạng:
+ Nước => Nước.
+ Prôtêin => Axít amin.
+ Lipit => Glyxerin và axit béo.
+ Gluxit => Đường đơn.
+ Muối khoáng => Ion khoáng.
+ Vitamin => Vitamin.
_ Học sinh đọc thông tin mục I.2, nhóm thảo luận và cử đại dịên trả lời, nhóm khác bổ sung:
=> Axit amin– glyxêrin và axit amin – gluxit – ion khoáng.
=> Nước và vitamin. Vì được cơ thể hấp thu thẳng qua vách ruột vào máu.
 
=> Vì nếu không biến đổi thì cơ thể vật nuôi sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó.
=> Cần ăn thức ăn chứa nhiều lípit. Vì khi lipit vào cơ thể sẽ biến đổi thành glyxerin và axit béo.
=> Ví dụ như: ngô, gạo, sắn có chứa nhiều gluxit.
 
 
_ Học sinh lắng nghe.
 
_ Học sinh ghi bài.
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc,…
 

* Hoạt động 2: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
           
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
15
phút
_ Giáo viên treo bảng 6, nhóm cũ quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì?
 
 
+ Trong các chất dinh dưỡng chất nào cung cấp năng lượng , chất nào cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi?
 
 
+ Hãy cho biết nước, axit amin, glyxêrin và axit béo, đường các loại, vitamin, khoáng có vai trò gì đối với cơ thể và đối với sản xuất tiêu dùng.
 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần II.
_ Nhóm cũ thảo luận trả lời bằng cách điền vào chỗ trống.
 
 
+ Hãy cho biết vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
 
 
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
_ Nhóm cũ thảo luận, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung:
=> Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng tạo năng lượng và các sản phẩm chăn nuôi.
=> Các chất cung cấp:
+ Năng lượng: đường các loại, lipit (glyxêrin và axít béo).
+ Để tạo sản phẩm chăn nuôi: vitamin, khoáng, axit amin, nước.
=> Có vai trò:
_ Đối với cơ thể:
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
+ Tăng sức đề kháng cho cơ thể vật nuôi.
_ Đối với sản xuất và tiêu dùng:
+ Lipit, gluxit: thồ hang, cày kéo.
+ Các chất còn lại: thịt, sữa, trứng, long, da, sừng, móng, sinh sản.
_ Học sinh đọc thông tin mục II.
_ Nhóm thảo luận và điền vào chỗ trống:
+ Năng lượng.
+ Chất dinh dưỡng.
+ Gia cầm.
=> Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi:
+ Cung cấp năng lượng.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng.
_ Học sinh ghi bài.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
_ Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
_ Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng.
 
 
  
4. Củng cố
: (3 phút)
         Tóm tắt ý chính của bài.
   5. Kiểm tra- đánh giá: (3 phút)
         Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp để điền vào bảng:
 
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ
(sau khi tiêu hóa)
1. Nước
2. Muối khoáng
3. Vitamin
4. Lipit
5. Gluxit
6. Prôtêin
…………………(1)……………………........
…………………(2)…………………………
…………………(3)…………………………
…………………(4)…………………………
…………………(5)…………………………
…………………(6)…………………………
     
Đáp án:  (1) Nước(2) Ion khoáng(3) Vitamin(4) Glyxêrin và axit béo(5) Đường đơ(6) Axit amin

         6. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)
            _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
            _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 39.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây